Cây khoai tây là loại cây rau ăn củ mang lại giá trị kinh tế cao. Đây là loại nông sản được xã hội tiêu thụ khá lớn và phổ biến. Từ năm 2019, trên cơ sở kết nối của Sở KH&CN về nghiên cứu, ứng dụng giống và chính sách khuyến khích, hỗ trợ của tỉnh, cây khoai tây được trồng thử nghiệm và đã mang lại thành công tại vùng đất Diễn Châu, vùng đất bãi các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Thanh Chương... Năm 2022, được sự đồng ý của tỉnh và các địa phương, diện tích vùng nguyên liệu tiếp tục được doanh nghiệp mở rộng bằng chính sách hỗ trợ về giống và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.
Theo bà con nông dân, cây khoai tây cũng có thời gian sinh trưởng giống như một số cây màu vụ đông khác trên địa bàn, phải làm sớm để trúng vụ sát tết thì được giá và lãi 4-5 triệu đồng/sào/3 tháng. Thế nhưng, nếu gặp mưa lụt và sương muối, nếu không chăm sóc tốt thì nguy cơ thất bại rất cao. Trong điều kiện thời tiết khí hậu âm u ít nắng, sương mù nhiều, kèm mưa phùn, không khí ẩm thấp rất rễ phát sinh gây ra bệnh mốc sương trên cây khoai tây. Trong đó, bệnh mốc sương là bệnh phổ biến và thường gây thiệt hại lớn tại các vùng trồng khoai tây nếu không được phòng trừ kịp thời.
Triệu chứng:
Bệnh mốc sương làm lá thâm tái và teo tóp lại. Trong điều kiện ẩm ướt, nơi vết bệnh mới, được phủ nhẹ một lớp nấm trắng mỏng, đặc biệt mặt dưới lá. Vết bệnh rất dễ lan rộng và làm toàn bộ lá bị thối rụi. Bệnh cũng làm thân, cành bị thối thâm đen... Bệnh có thể phát triển gây hại từng chòm trên vườn hoặc bệnh lan rộng, gây thối rụi hàng loạt. Trên lá: Đầu tiên bệnh xuất hiện ở mép lá là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt, sau đó lan rộng vào bên trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt, vết bệnh có thể xâm nhiễm hết phiến lá và cả cuống lá. Trong điều kiện ẩm ướt mặt dưới lá có lớp mốc trắng và khô cong lại khi trời khô lạnh. Bệnh nặng làm toàn bộ phiến lá bị khô. Trên thân cành: Vết bệnh không đều, có màu nâu, thâm đen, ngày càng lan rộng ra xung quanh và kéo dài dọc theo thân, cành, cuống lá. Vết bệnh bọc quanh từng đoạn thân, hơi lõm sâu. Thân cành bị bệnh tóp nhỏ lại, thối mềm và dễ gãy. Trên củ: Vết bệnh không có hình dạng nhất định, có màu nâu-nâu xám, hơi lõm sâu vào bên trong phần thịt củ. Cắt ngang chỗ bị bệnh thấy vỏ củ có màu nâu ăn sâu vào tới ruột củ theo những vệt nâu rõ. Sau một thời gian vết bệnh hình thành lớp nấm trắng xốp, củ bị bệnh có thể bị teo khô hay thối ướt. 2. Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh mốc sương trên cây khoai tây do nấm Phytophthora sp. gây ra. - Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết trời nhiều mây âm u, mưa phùn kéo dài, độ ẩm không khí cao, ruộng khoai ẩm ướt và điều kiện nhiệt độ 18-220 C. Bệnh thường phát sinh phát triển từ tháng 11-4, gây hại nặng từ hạ tuần tháng 12 đến hết tháng 2. Thời kỳ cây giao tán đều, hình thành củ là giai đoạn mẫn cảm với bệnh nhất. Đầu tiên bệnh phá hại ở lá, sau đó đến thân và củ. Củ càng gần mặt đất càng dễ bị bệnh. Sự phát triển của bệnh còn chịu ảnh hưởng về mức độ phân bón, đặc biệt là phân hóa học (Phân đạm làm tăng mức nhiễm bệnh, kali làm tăng tính chống bệnh); điều kiện canh tác và bảo quản khoai tây giống. Đất trũng, khó thoát nước bệnh có thể bị nặng hơn. Nguồn bệnh truyền từ vụ này sang vụ khác thường bằng sợi nấm tiềm sinh ở trong củ bệnh và tàn dư cây bệnh. Điều kiện phát sinh phát triển: Trước khi trồng, vườn không được vệ sinh tàn dư cây vụ trước; Vườn được trồng khoai tây và các cây cùng họ như cà chua liên tục, thiếu luân canh, hoặc trồng gần vườn được trồng khoai tây, cà chua, hay một số cây trồng cạn khác như dưa, ớt… vụ trước; Gieo trồng bằng giống nhiễm, trồng với mật độ dày, bón phân không cân đối và bị dư đạm, thiếu vi lượng, nên vườn cây rậm rạp; Quản lý nước không tốt, làm vườn thường xuyên ẩm thấp; Vụ đông xuân, thường có nhiệt độ mát hoặc hơi lạnh, ẩm độ không khí cao, ít nắng, mưa phùn, đêm sương mù nhiều… là điều kiện tối ưu cho bệnh phát triển. 3. Các biện pháp phòng trừ hiệu quả cao: - Vệ sinh và tiêu hủy tàn tích bệnh hại trên ruộng, vườn trước khi trồng, nhất là vụ trước đã trồng các cây cùng ký chủ như cà chua, khoai tây, ớt, dưa… - Sử dụng giống kháng bệnh. - Trồng với mật độ thích hợp, tránh trồng quá dày, dễ gây rậm rạp, ẩm thấp trong vườn; Bón phân cân đối, bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng để giúp tăng sức đề kháng của cây như phân bón lá TANO-601. - Lên luống cao và tưới tiêu nước hợp lý để vườn không bị ẩm thấp thường xuyên; Luân canh với cây trồng khác nếu vườn thường xuyên trồng khoai tây và cà chua. - Trong điều kiện thời tiết âm u ít nắng, sương mù nhiều, có mưa phùn, không khí ẩm thấp và mát, thì cần phòng ngừa trước bằng các loại thuốc sau: ZIN 80WP, hoặc DIPOMATE 80WP. - Khi ruộng khoai tây bị bệnh dùng một trong số các loại thuốc sau để phun trừ: Ridomil Mz72WP, Ridomil Gold 68WP; Score 250EC, Zineb Bul 80WP, Mancozeb, ZIN 80WP, hoặc DIPOMATE 80WP... phun ngay khi bệnh mới xuất hiện. Khi phun thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì và đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”. Bệnh mốc sương của khoai tây là một trong những bệnh phổ biến nhất, cuộc chiến chống lại thường kéo dài cả mùa. Sự nguy hiểm của bệnh mốc sương nằm ở chỗ sét lan truyền của các bào tử nấm theo gió. Độ ẩm cao và nhiệt độ không khí cao là môi trường lý tưởng cho bệnh mốc sương phát triển. Nên phun 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày khi bệnh chớm xuất hiện trên đồng./.
Chúng tôi sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn trên trang web này. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie của chúng tôi.