Nghệ An triển khai Đề án Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025

Thứ sáu - 24/03/2023 03:59 0
Ngày 06/3/2023, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 576/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025.
Với mục tiêu nhằm góp phần cụt hể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trang bị kiến thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho hội viên Hội nông dân về ứng dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hình thành ý thức trong hội viên, nông dân về tích cực thu gom phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và xây dựng môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp. Phát huy vai trò của tổ chức hội nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn xây dựng  nông thôn mới.

Mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp ở Quỳnh Lưu

Cụ thể, đề án đưa ra mục tiêu là hàng năm có từ 90% trở lên hội viên, nông dân được tuyên truyền chủ trương, chính sách, quy định và lợi ích sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Tăng tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 lên đến khoảng 10%. Đến hết năm 2025 có ít nhất 70% Hội viên Hội nông dân được hướng dẫn phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm sản xuất nông nghiệp; Hội viên, nông dân toàn tỉnh sản xuất được khoảng 90.000 tấn phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm sản xuất nông nghiệp. Với nhiệm vụ chính gồm:
Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân về lợi ích của việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp. Đề án sẽ tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án với quy mô cấp tỉnh; Tổ chức 03 hội nghị truyền thông để phổ biến, tuyên truyền về Đề án, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật về phát triển nông nghiệp hữu cơ và về lợi ích của việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp cho cán bộ, hội viên nông dân; Xây dựng các chuyên đề, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng (các tạp chí, trang thông tin điện tử của Hội Nông dân) phản ánh các mô hình tốt, cách làm hiệu quả nhằm cổ vũ, phát triển phong trào nông dân sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Biên tập tài liệu chỉ phổ biến, hướng dẫn trực tiếp cho hội viên nông dân thông qua các kỳ sinh hoạt chi hội, các hoạt động do hội nông dân tổ chức; Trang bị kiến thức cho cán bộ, hội viên nông dân về sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.
Trang bị kiến thức cho cán bộ, hội viên nông dân về sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp: Tạo nguồn hướng dẫn viên cấp cơ sở: Tổ chức khoảng 21 lớp tập huấn trang bị kiến thức về quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cho các đối tượng là cán bộ hội nông dân cấp huyện, cấp xã, hội viên nông dân tiêu biểu đã có kinh nghiệm nhất định trong sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp và có ảnh hưởng tích cực trọng cộng đồng để làm hướng dẫn viên hướng dẫn cho hội viên nông dân; Tổ chức (khoảng 82 lớp) tập huấn cho hội viên nông dân nắm vững quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh; Tổ chức các đoàn tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về các mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp tại các địa phương trong tỉnh.

Ra mắt mô hình sản xuất phân bón hữu cơ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
Xây dựng các mô hình điểm về sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp: Căn cứ vào các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh để xây dựng (khoảng 17) mô hình điểm về ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý phê phẩm, phụ phẩm nông nghiệp theo quy mô và công nghệ phù hợp để sản xuất phân bón hữu cơ quy mô nhóm nông hộ trên từng địa bàn thông xóm, bản, dự kiến phân bổ xây dựng mô hình theo từng vùng như sau: Đối với vùng sản xuất lúa, lạc, ngô: Chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ xây dựng 06 mô hình, tận dụng nguồn phế phẩm, phụ phẩm từ cây lúa sau thu hoạch như rơm, rạ, lõi ngô, vỏ lạc và các phụ phẩm khác (năm 2023: xây dựng 02 mô hình tại các huyện: Hưng Nguyên và Yên Thành. Dự kiến năm 2024; xây dựng 02 mô hình tại các huyện: Diễn Châu và Nam Đàn; năm 2025: xây dựng 02 mô hình, tại huyện Đô Lương và Tân Kỳ); Đối với vùng sản xuất rau, củ quả: Chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ xây dụng 05 mô hình, tận dụng các phê phẩm, phụ phẩm từ các loại rau, củ, quả như thân, lá, củ, rau quả có giá trị kinh tế thấp và các phụ phẩm khác (Năm 2023- 2024: xây dựng 04 mô hình tại các huyện, thị xã: Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Cửa Lò Hoàng Mai; năm 2025: xây dựng 01 mô hình tại thành phố Vinh);  Đối với vùng chăn nuôi tập trung: Chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ xây dựng 06 mô hình, tận dụng các chất thải để ủ phân hữu cơ (Năm 2023: xây dựng 02 mô hình tại các huyện: Thanh Chương và Đô Lương; năm 2024: xây dựng 02 mô hình tại các huyện: Quỳnh Lưu và Diễn Châu; năm 2025: xây dựng 02 mô hình tại các huyện: Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp)./.
Trần Mạnh Hồng

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập333
  • Hôm nay30,110
  • Tháng hiện tại322,587
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây