Xây dựng mô hình nhân giống mía cấp 3 (giống LK9211) phục vụ cung cấp giống và bàn giải pháp nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Thứ hai - 27/11/2023 21:54 0
Anh Sơn là huyện miền núi thấp nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 100 km. Diện tích tự nhiên 60.441,75 ha, với 5,6 km đường biên giới với 02 cột mốc biên giới. Toàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn, trong đó có 01 xã biên giới (Xã Phúc Sơn) tiếp giáp với nước bạn Lào, có 7,2% đồng bào dân tộc và 8% dân số theo tôn giáo. 
Mía là cây công nghiệp hàng năm, có giá trị kinh tế cao, là một trong các loại cây trồng chủ lực của tỉnh Nghệ An và đặc biệt là của huyện Anh Sơn. Giai đoạn 2020-2022 huyện Anh Sơn có quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh với tổng diện tích toàn vùng trên 1.000 ha. Anh Sơn là huyện có lợi thế được công ty CP mía đường Sông Lam đóng chân và hoạt động trên địa bàn, từ năm 1997 đến nay công ty luôn gắn kết và luôn sẵn sàng phối hợp với người nông dân, chính quyền địa phương để cùng hợp đồng với bà con sản xuất và tiêu thụ mía theo cơ chế thị trường.

        Ngành sản xuất mía đường những năm gần đây khá phát triển, là nguồn thu nhập chính cho bà con nông dân trực tiếp sản xuất trên địa bàn, tuy nhiên do còn nhiều hạn chế trong công tác sản xuất – tiêu thụ nên thu nhập vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về sản lượng, năng suất cũng như giá trị cơ bản cho người nông dân cũng như doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện tại. Thực trạng nguồn giống chủ động tại địa phương không đảm bảo yêu cầu về chất lượng và phòng trừ dịch bệnh. Nhu cầu nguồn giống chất lượng này trên địa bàn huyện hiện tại là rất cấp thiết.
         Nhằm thúc đẩy nhu cầu thực hiện phát triển thâm canh và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật gắn với cơ giới hóa trong các khâu từ làm đất, chăm sóc và thu hoạch, chuyển từ sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ manh mún sang sản xuất hàng hóa tập trung hơn gắn với chế biến, đầu ra ổn định. Mở rộng diện tích trồng mía thâm canh với các loại phân bón mới, giống mới để có năng suất, chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân trên một đơn vị diện tích từ đó nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho người tham gia sản xuất một cách bền vững hơn, cải tạo đất tốt hơn. Với mục tiêu đó, năm 2023 trung tâm dịch vụ NN huyện Anh Sơn đã phối hợp với phòng Kinh tế & Hạ tầng và UBND xã Thành Sơn thực hiện “Xây dựng mô hình nhân giống mía cấp 3 (giống LK9211), phục vụ cung cấp giống trên địa bàn huyện Anh Sơn”, với quy mô 04 ha, tại xứ đồng Cà Ổi, thôn Vĩnh Thành, xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn.
Với mục tiêu Xây dựng thành công mô hình nhân giống mía cấp 3 (giống LK9211) phục vụ cung cấp giống trên địa bàn huyện Anh Sơn, cung ứng giống mía đạt chất lượng cao cho sản xuất mía nguyên liệu, năng suất mía đạt ≥ 75 - 80 tấn/ha. Mô hình triển khai đã xây dựng mô hình Nhân giống mía cấp 3 (giống LK9211)  phục vụ cung cấp giống, quy mô 4 ha trên địa bàn xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn; Tập huấn kỹ thuật cho 30 người dân tiếp thu và làm chủ quy trình kỹ thuật sản xuất nhân giống mía cấp 3; Tổ chức hội thảo đánh giá kết quả và bàn giải pháp nhân rộng trên địa bàn; Năng suất mía giống sau 10 tháng trồng đạt 75-80 tấn/ha, sản lượng mô hình đạt 300-320 tấn.
Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, Phòng KT&HT thông qua việc triển khai xây dựng mô hình ứng dụng KHKT, phát triển kinh tế, các tiến bộ kỹ thuật mới đã được chuyển giao, ứng dụng góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, thay đổi tập quán canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng bền vững. Qua đánh giá, mô hình đã được triển khai đã mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với tập quán sản xuất tại địa phương bấy lâu nay. Ngoài hiệu quả cung cấp hơn 300 tấn mía giống cấp 3 (LK92-11) sạch bệnh, chất lượng cho sản xuất mía nguyện liệu trong niên vụ 2024-2025 trên địa bàn huyện Anh Sơn. Mô hình còn đem lại hiệu quả vượt trội và tăng thêm thu nhập đáng kể, nâng cao đời sồng cho người sản xuất, đồng thời tương lai sẽ được các hộ nông dân và địa phương có lợi thế học tập áp dụng phát triển rộng rãi.
Thông qua mô hình các yếu tố đất đai, phân bón, thuốc BVTV, rác thải đã được sử dụng một cách hợp lý theo quy trình tiến bộ nên đã góp phần tích cực trong nâng cao hiệu quả sản xuất/đơn vị diện tích, tăng cường bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường …
Vì chu kỳ sản xuất của cây mía mô hình là lưu niên 4 năm (1 vụ mía tơ, 3 vụ mía lưu gốc), vì thế các chi phí về giống mía, trồng....sẻ được cân đối khấu hao cho 3-4 vụ, nên thực tế hiệu quả của mô hình mang lại trong năm 2023 là hơn 65 triệu đồng/ha).
Qua kết quả tổng hợp trên cho thấy: mô hình “Nhân giống mía cấp 3 (giống LK9211) phục vụ cung cấp giống trên địa bàn huyện Anh Sơn” với diện tích 4 ha. Sau gần 10 tháng trồng, sản lượng mía thu được trên 360 tấn (mía giống cấp 3 = 320 tấn), đạt năng suất trên 90 tấn/ha, người dân đạt thu lợi nhuận bình quân khoảng hơn 65 triệu đồng/ha/vụ. Từ 320 tấn mía giống sản xuất từ mô hình năm 2023 sẽ cung ứng cho bà con ND trồng mới năm 2024 được từ 32- 35 ha.

Qua kết quả tộng hợp dự kiến trên cho thấy: Trong sản xuất lưu gốc mía mô hình năm 1,2,3 thì lưu gốc 1 (năm 2024) đạt năng suất, sản lượng cao nhất: Đạt khoảng 400 tấn/4ha, trong đó có 280 tấn mía giống (70%) x 1.400.000 đ/tấn và 120 tấn mía nguyên liệu x 1.100.000 đ/tấn, lãi thuần dự kiến đạt hơn 100 triệ đồng/ha. Mía Lưu gốc 2 đạt năng suất khoảng 85 tấn mía nguyên liệu/ha, lợi nhuận đạt trên 70 triệu đồng/ha. Lưu gốc 3 đạt năng suất khoảng 75 tấn/ha, lợi nhuận đạt trên 60 triệu đồng/ha. Như vậy, tính bình quân cho 1 chu kỳ sản xuất 4 năm của mô hình thì dự kiến tổng lợi nhận đạt khoảng 1,1 tỷ đông/4 năm (275 triệu đồng/ha/4 năm, tương đương gần 70 triệu đồng/ha/năm).
Mô hình triển khai đã tạo thêm việc làm tại chỗ cho các hộ, tạo ra bước đột phá trong việc thay đổi tập quán, thay đổi phương thức, cách suy nghĩ của người dân về thu nhập thấp của sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã thúc đẩy nhiều hộ nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư sản xuất thâm canh cao, với quy mô lớn theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập và hướng tới làm giàu bền vững. Ngoài ra, việc triển khai và nhân rộng mô hình cũng đã tạo được công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động, góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho lao động nông thôn. Thông qua Mô hình các hộ được tiếp cận với các tiến bộ KHKT, được cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy mối quan hệ trong cộng đồng ngày càng được nâng cao.
Mô hình thành công sẽ có sức lan tỏa, ngoài những hộ tham gia mô hình, việc nhân rộng mô hình cho các hộ quan tâm và các địa phương trên địa bàn huyện thời gian tới sẽ gặp nhiều thuận lợi, giúp giải quyết nhu cầu nguồn giống tốt, chất lượng phục vụ cho liên kết sản xuất mía nguyên liệu, thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho các hộ và góp phần xây dựng nông thôn mới. 
Việc thực hiện mô hình Nhân giống mía cấp 3 (giống LK9211) phục vụ cung cấp giống trên địa bàn huyện Anh Sơn không những giúp tăng năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất mía, mà còn góp phần cải tạo độ tơi xốp, màu mỡ của đất đai qua công tác đầu tư thâm canh cân đối hơn, hợp lý hơn, ưu tiên phương án sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học nên giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.  Đặc biệt là tạo ra một nguồn giống cấp 3 chất lượng, sạch bệnh để phục vụ cho nhu cầu sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Anh Sơn đang vô cùng cấp thiết.
      Mô hình có tính bền vững cao vì đây là vùng nguyên liệu, là địa phương có phong trào sản xuất mía. Có diện tích đất đai lớn, đa dạng và trên 90% người dân cơ bản là thuần nông, có sự liên kết tiêu thụ sản phẩm với công ty CP mía đường Sông Lam. Lực lượng lao động dồi dào, có đầu ra ổn định, ứng dụng quy trình sản xuất tiến bộ vừa nâng cao thương hiệu hàng hóa, giá trị sản phẩm, chất lượng sản phẩm. Mặt khác, hạn chế được sâu bệnh hại, bảo tồn được thiên địch, vi sinh vật trong đất giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích vì vậy mô hình có tính bền vững rất cao.
Mô hình được triển khai đã góp phần tạo tiền đề nguồn giống mía cấp 3 (LK92-11) chất lượng, sạch bệnh vô cùng quý giá, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, phân bón, thuốc BVTV… để tạo ra hiệu quả lâu dài, thay đổi được tập quán, quy trình sản xuất, lựa chọn các nguồn giống cây trồng có chất lượng cao… từ đó tạo ra giá trị sản xuất, liên kết sản xuât để tăng thu nhập cho người dân ngày càng bền vững. Việc xây dựng mô hình kinh tế cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Hộ gia đình đã dám nghĩ, dám làm, thử nghiệm và nhân rộng quy mô, quan hệ, phá vỡ thế độc canh cây công nghiệp, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển liên kết chuổi giá trị trong sản xuất cây Mía chủ lực của huyện Nhà. Mô hình “nhân giống mía cấp 3 (giống LK9211) phục vụ cung cấp giống trên địa bàn huyện Anh Sơn ” với diện tích 04 ha cho hiệu quả kinh tế đạt trên 65 triệu đồng/ha. Mô hình thực sự đã mở ra hướng sản xuất mới cho bà con trồng Mía trong việc nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần thay đổi dần nhận thức đơn giản canh truyền thống của người nông dân. Từ hiệu quả trên, mô hình có thể sẽ được nhân ra trên diện rộng đối với vùng địa phương có lợi thế về đất đai và khí hậu. Mô hình khẳng định sản phẩm có giá trị: Nâng cao nhận thức cho cán bộ nông nghiệp, người dân trong việc áp dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích.
Đề nghị các cấp, các ngành và các địa phương liên quan cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về hiệu quả đạt được của mô hình để người dân tiếp cận, áp dụng, làm cầu nối, nhân rộng mô hình trên địa bàn trong và ngoài huyện. Đề nghị UBND huyện, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, UBND xã Thành Sơn cũng như các địa phương sản xuất Mía nguyên liệu trên địa bàn huyện cần chủ động, kịp thời có các chính sách phù hợp để nhân rộng mô hình nhằm giúp bà con nhân dân áp dụng, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích, cải thiện cuộc sống...
Nguyễn Thành Sơn

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1677
  • Hôm nay104,950
  • Tháng hiện tại104,950
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây