Kết quả 01 năm triển khai thực hiện Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn Kỳ Sơn

Thứ năm - 28/12/2023 22:15 0
Sau 01 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 586/KH- UBND ngày 22/08/2022 của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, Kỳ Sơn đã xác định rõ cơ hội và những khó khăn, thách thức khi chuyển đổi số nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số đồng bộ trên toàn huyện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Sau hơn 1 năm triển khai, huyện đã đạt được kết quả tích cực và Kế hoạch đã thực sự làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội.
Các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở vào cuộc trong hoạt động chỉ đạo điều hành chuyển đổi số, cụ thể, Ban hành Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 30/11/2022 về chuyển đổi số huyện Kỳ Sơn đến năm 2025; Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 02/3/2023 về việc chuyển đổi số huyện Kỳ Sơn năm 2023; Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 12/5/2023 về việc chuyển đổi số ngành giáo dục và Đào tạo Kỳ Sơn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 14/2/2023 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện Kỳ Sơn năm 2023…

Huyện cũng đã ban hành các văn bản nhằm triển khai có hiệu quả các nội dung của chuyển đổi số.
Hạ tầng kỹ thuật về CNTT trên địa bàn cũng ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng. Các Trạm BTS được phủ sóng khoảng 95%, trung một số bản địa hình lồi lõm phức tạp trên địa bàn huyện. Các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đều được kết nối sử dụng internet tốc độ cao phục vụ hoạt động; 100% cán bộ, công chức có máy tính để sử dụng, các ứng dụng phần mềm dùng chung của tỉnh được triển khai đồng bộ và đi vào hoạt động thường xuyên, hiệu quả;

Thực hiện chế độ báo cáo trên Hệ thống báo cáo chính phủ, báo cáo tỉnh Nghệ An được triển khai đồng bộ, kịp thời; Lãnh đạo huyện, Trưởng, phó các phòng,ban, ngành, Lãnh đạo UBND các xã thị trấn, cán bộ công tác tại bộ phận một cửa các cấp được cấp chứng thư số để thực hiện ký số văn bản và hồ sơ điện tử; Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Nghệ An. Thực hiện rà soát và cung cấp đảm bảo 100% tài khoản trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của các cán bộ, công chức liên quan đến việc tiếp nhận và giải quyết TTHC cho tổ chức công dân.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống giao ban trực tuyến giữa của huyện và cấp xã với 22 điểm cầu từ huyện đến xã, thị trấn. Hệ thống đã phát huy hiệu quả trong công tác lãnh đạo chỉ đạo tại địa phương, phục vụ cho lãnh đạo cấp huyện tổ chức các hội nghị, các cuộc họp đột xuất như chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh, các hội nghị tập huấn từ trung ương về địa phương; Cổng thông tin điện tử huyện phục vụ tốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn, các hoạt động chỉ đạo điều hành của địa phương trên môi trường mạng, cũng như các quy hoạch đất đai, công khai minh bạch ngân sách nhà nước...Đầu tư, triển khai nhiều hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động chuyên môn, các phần mềm đã và đang phục vụ hiệu quả các công việc đảm bảo nhanh, gọn và chính xác. 100% các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông có giảng dạy tin học và được đầu tư máy tính, tivi, máy chiếu phục vụ cho hoạt động giảng dạy.
Hướng dẫn thành lập tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, cấp xóm, đến thời điểm hiện tại có 21/21 xã có tổ công nghệ số cộng đồng, 191/191 cấp bản, khối có tổ công nghệ số cộng đồng; Qua các tổ công nghệ số cộng đồng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng sử dụng các nền tảng số, công nghệ số. Qua đó Phản ánh những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại trong cuộc sống; Hướng dẫn kỹ năng sử dụng, hỗ trợ giải đáp thắc mắc về các nền tảng số, công nghệ số cho người dân sinh sống trên địa bàn cấp xã, cấp thôn; 100% trường học, áp dụng CNTT vào trong giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo từ cấp tiểu học đến Trung học phổ thông.
Cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, cấp xã đều được triển khai ứng dụng quản lý văn bản điều hành VNPT ioffice. Qua đó nắm bắt kịp thời các hoạt động của chính quyền các cấp, đưa ra các cách thức chỉ đạo điều hành có hiệu quả;  Sử dụng hiệu quả đồng bộ phần mềm quản lý văn bản điều hành VNPT- Iofice tại UBND huyện, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Huyện ủy, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể, các xã, thị trấn. Có trên 97% văn bản của UBND huyện được ký số và phát hành văn bản điện tử; các xã đã thực hiện ký số văn bản để gửi. UBND huyện cũng đã ban hành văn bản chỉ đạo và thường xuyên tiến hành kiểm tra nhắc nhở các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tăng cường sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành VNPT-Ioffice, tăng tỷ lệ văn bản ký số và phát hành điện tử. Hệ thống dịch vụ công được tăng cường đẩy mạnh, kịp thời kiện toàn đồng bộ đội ngũ cán bộ tiếp nhận giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa cấp huyện và cấp xã. Chỉ đạo công bố, công khai danh mục TTHC đảm bảo kịp thời tại bộ phận một cửa, trên Cổng TTĐT.
Tiếp tục quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền du lịch trên địa bàn trên Cổng du lịch và ứng dụng du lịch thông minh; Các hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm nông nghiệp được hỗ trợ, hướng dẫn, đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu trên các sàn thương mại điện tử; các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện được cấp mã QR để thực hiện giao dịch thanh toán chuyển khoản không dùng tiền mặt.
Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực Tài Nguyên - Môi trường đã góp phần đẩy mạnh thực hiện tốt mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số của huyện với trọng tâm là sử dụng tốt các hệ thống phần mềm. Sử dụng có hiệu quả phần mềm Hệ thống giải quyết TTHC đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, giải quyết TTHC và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân, đặc biệt là liên quan TTHC về đất đai. Sử dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu như: Hệ thống thông tin đất đai; Hệ thống điểm lưới tọa độ các cấp; hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu…
Ứng dụng CNTT trong công tác khám chữa bệnh cũng được quan tâm triển khai. Hiện nay Trung tâm Y tế Kỳ Sơn và 21 Trạm y tế đang sử dụng phần mềm HIS của VNPT cung cấp trong công tác khám chữa bệnh. Hệ thống lấy số thứ tự khám chữa bệnh hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Thực hiện quét CCCD gắn chíp trong tiếp đón người bệnh thay thế thẻ BHYT. Việc thực hiện thông báo lưu trú bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi lưu trú qua đêm cũng đã được triển khai trên hệ thống dịch vụ công. Trung tâm Y tế Kỳ Sơn cũng là đơn vị đầu tiên của tỉnh triển khai thành công hóa đơn điện tử cho 21 trạm y tế xã, thị trấn. Thực hiện lập HSSK điện tử theo Quyết định số 831/BYT - QĐ ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế ban hành trên phần mềm HSSK điện tử cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Triển khai đồng bộ công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trực tuyến trên phần mềm một cửa điện tử Nghệ An. Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được người dân quan tâm, thường xuyên sử dụng thanh toán lương, mua sắm, các hoạt động giao dịch y tế, trường học.
UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo đảm bảo an toàn thông tin mạng, tiêu biểu; UBND huyện thường xuyên quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh mạng.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật, chế tài xử lý và phương thức, thủ đoạn sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật để triển khai các biện pháp phòng chống có hiệu quả trên các phương tiện truyền thông như hệ thống Đài truyền thanh truyền hình huyện, đoàn truyền thanh cơ sở và trên các trang mạng xã hội; Thực hiện nghiêm túc các quy định soạn thảo văn bản mật; Năm 2023, UBND huyện xây dựng hồ sơ xác định cấp độ an toàn thông tin cho hệ thống mạng LAN tại Cơ quan UBND huyện Kỳ Sơn và được phê duyệt tại Quyết định số 151/QĐ-STTTT ngày 12/7/2023 về việc phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin: Hệ thống Mạng LAN của UBND huyện Kỳ Sơn.
100% máy tính tại cơ quan UBND huyện và một số máy tính cá nhân của cán bộ công chức trong cơ quan được cài đặt các phần mềm phòng chống mã độc; Tăng cường viết tin, bài về đăng tải hoạt động của chính quyền địa phương, đơn vị, công khai các văn bản điều hành của đơn vị lên các Trang thông tin điện tử của đơn vị mình. Rà soát, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, CNTT triển khai mở rộng mạng viễn thông bảo đảm 100% bản, khối có sáng di động và internet; triển khai mạng viễn thông 5G tại một số khu vực trung tâm.
Tiếp tục duy trì kết nối đồng bộ mạng truyền số liệu chuyên dùng liên thông ba cấp và liên thông với mạng truyền số liệu quốc gia; Rà soát, nâng cấp bổ sung cơ sở hạ tầng CNTT của tất cả các ban, phòng, ngành trong cơ quan Đảng, đoàn thể và chính quyền từ huyện đến cơ sở. Nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung máy tính, máy scan,... cho bộ phận một cửa huyện và xã, thị trấn; Số hóa tài liệu, hồ sơ, các quy trình nghiệp vụ; chứng thực hồ sơ điện tử, phát triển các hệ thống cơ sở dữ liệu số phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; đồng thời kết nối liên thông với nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh, của huyện.
Tiếp tục thực hiện số hóa đồng bộ hệ thống hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn huyện; triển khai phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức; kết nối với các hệ thống thông tin có liên quan phục vụ công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Ứng dụng đồng bộ hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong các cơ quan; Thực hiện nghiêm túc báo cáo số liệu định kỳ, đột xuất trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; số hoá hoạt động báo cáo, thống kê trong toàn huyện, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu số đã được thống kê và phân tích.
Phối hợp xây dựng phòng họp không giấy tờ, tổ chức lấy ý kiến các dự thảo văn bản trên hệ thống, biểu quyết cho ý kiến...; Triển khai nền tảng phục vụ dạy và học trực tuyến; ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập hình thành các mô hình giáo dục thông minh trong hệ thống giáo dục của của huyện; phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp và bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Triển khai hệ thống khám chữa bệnh từ xa, đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ các nền tảng công nghệ số phục vụ quản lý khám chữa bệnh tại cơ sở y tế và triển khai bệnh án điện tử nhằm hiện đại hóa các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao. Hỗ trợ chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất và kinh doanh đối với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, HTX, tổ hợp tác và hộ có đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh, phát triển mạng lưới logistics gắn với thương mại điện tử và chuỗi sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của huyện. Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng về định hướng chiến lược phát triển kinh tế số của quốc gia, của tỉnh, của huyện; tuyên truyền các thành quả và mô hình chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, HTX và kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện. Phát huy hiệu quả hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã và bản, khối. Mở lớp tập huấn cho cán bộ, công chức về chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về hoạt động chuyển đổi số cũng như an toàn thông tin trong hoạt động chuyển đổi số. Nâng cao trách nhiệm trong công tác tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về an toàn thông tin mạng, cảnh giác các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua internet./.
Vi Thị Quyên

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay444,350
  • Tháng hiện tại1,169,946
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây