Nâng cao hiệu quả công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật tại Nghệ An

Thứ năm - 28/12/2023 21:16 0
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, năm 2024 công tác tổ chức sản xuất nông nghiệp và bảo vệ thực vật tại tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành tựu đáng kể. Sự đồng bộ, quyết liệt và linh hoạt trong triển khai các biện pháp đã góp phần nâng cao hiệu suất sản xuất và bảo vệ môi trường nông nghiệp.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2024 toàn tỉnh ước đạt 344.225 ha, trong đó tổng diện tích gieo trồng cả năm ước đạt 215.697/KH 219.240 ha. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt cả năm ước đạt 1.220.983/KH1.200.000 tấn, đạt 101,75% kế hoạch, tăng 1,14% so với cùng kỳ năm trước: Diện tích gieo trồng cây lúa cả năm ước đạt 168.970/KH173.000 ha; Năng suất lúa cả năm ước đạt 59,32 tạ/ha; Sản lượng ước đạt 1.002.409/KH968.800 tấn, đạt 103,47%, tăng 0,69%% so với cùng kỳ.
Cơ cấu giống lúa tiếp tục chuyển đổi mạnh: người dân tập trung sản xuất lúa chất lượng, có giá trị cao, dễ tiêu thụ (gần 85.000 ha), làm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích như các giống như: AC5, Thái xuyên 111, Lai thơm 6, Nghi hương 305, LTH31, ADI168…, theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Diện tích gieo trồng cây ngô cả năm ước đạt 46.727/KH46.240 ha, đạt 101,05% kế hoạch, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước; Năng suất ngô cả năm ước đạt 46,78 tạ/ha, tăng 1,17% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt 218.574/KH231.200 tấn,  tăng 3,3% so với cùng kỳ.
Diện tích gieo trồng cây lạc cả năm ước đạt 10.129/KH12.000 ha đạt 84,41% kế hoạch, giảm 14,07% so cùng kỳ 2022; năng suất lạc cả năm ước đạt 27,64 tạ/ha, tăng 2,02% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt 27.994/KH34.800 tấn, đạt 80,44 % kế hoạch, giảm 12,35% so với năm 2022.
Tổng diện tích sắn nguyên liệu đạt 11.325/KH10.000 ha, năng suất ước đạt 249 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 282 nghìn tấn (Diện tích sắn toàn tỉnh hiện có khoảng 13.000 ha).
Tổng diện tích cả năm cây mía nguyên liệu ước đạt 20.839/KH24.000 ha, đạt 86,83%, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước; Năng suất ước đạt 600tạ/ha; sản lượng ước đạt 1.250/KH1.625 nghìn tấn, đạt 76,94%, tăng 2,04% so với cùng kỳ năm 2022. (Diện tích mía toàn tỉnh khoảng 21.148 ha).
Đối với cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả: Diện tích cây chè ước đạt: 8.696 ha, trong đó, diện tích cho sản phẩm trên 7.500 ha, năng suất bình quân ước đạt 126,6 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 110.100/KH91.500 tấn; chế biến trên 13.000 tấn chè khô các loại.

Diện tích cao su toàn tỉnh ước đạt trên: 8.806/KH10.100 ha, đạt 85,21% kế hoạch, 91,10% so với năm 2022; năng suất (mủ khô) ước đạt 12,5 tạ/ha, sản lượng mủ khô đạt 7.478/KH8.610 tấn, đạt 86,85%, tăng 2,03% so với năm 2022. Diện tích cây cao su có xu hướng giảm dần do người dân chặt bỏ để thay thế bằng các loại cây trồng khác, nguyên nhân là do một số diện tích cao su bị già cỗi, năng suất kém, bên cạnh đó giá mủ xuống thấp nên người dân cũng không mặn mà với việc trồng mới.
Tổng diện tích cả năm cây cam tập trung ước đạt: 2.704/KH5.200ha, đạt 52,01%, giảm 10,92% so với năm 2022. Sản lượng ước đạt 52.374/KH70.000 tấn, đạt 74,82%, bằng 94,09% so cùng kỳ năm trước. Trong năm, nhiều hộ dân đã tăng cường đầu tư hệ thống tưới, nên giảm thiểu được thiệt hại do nắng hạn. Diện tích trồng cam giảm mạnh so với năm 2022, nguyên nhân do một phần diện tích lớn cây cam bị bệnh greening gây hại, một số diện tích đã hết chu kỳ, năng suất giảm người dân phải chặt bỏ để thực hiện luân canh và thâm canh trên diện tích hiện có đồng thời tập trung giải quyết vấn đề giống cam sạch bệnh.
Diện tích cây dứa hiện có ước đạt 1.650 ha, sản lượng ước đạt 35.500 tấn. Đây là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng phát triển, thị thường tiêu thụ khá ổn định, nhất là trong chế biến xuất khẩu. Ngành Nông nghiệp và PTNT đang tích cực tham mưu UBND tỉnh thu hút các nhà đầu tư mới (Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao DOVECO,...) để phát triển bền vững cây dứa.      
Năm 2024, công tác chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giúp nông dân thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng, linh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều này không chỉ tăng hiệu quả sản xuất mà còn đảm bảo sự đa dạng và bền vững của nông nghiệp.
Trong công tác ứng dụng công nghệ cao đã có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương, và đơn vị khác nhau đã giúp đưa vào sản xuất nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và quy trình sản xuất tiên tiến, làm tăng hiệu quả và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Công tác dự báo và phòng trừ sâu bệnh trong sản xuất nông nghiệp là hết sức quan trọng. Năm 2024, Sở NN&PTNT đã làm tốt công tác dự báo, phát hiện do đó công tác phòng trừ sâu bệnh đã được triển khai hiệu quả. Sự kết hợp với cơ giới hóa sản xuất không chỉ giảm chi phí mà còn giảm tổn thất sau thu hoạch, làm tăng hiệu suất toàn diện của ngành trồng trọt.
Trong việc xử lý sâu bệnh, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được triển khai đồng bộ như xử lý mạ gieo, cày phá chôn lấp trồng lại mía bằng giống sạch bệnh. Những biện pháp này không chỉ giảm thiểu thiệt hại mà còn đảm bảo sự bền vững và an toàn của nguồn thực phẩm.
Năm nay, nhiều loại sâu bệnh như bệnh đạo ôn trên lúa Xuân, bệnh chồi cỏ trên mía, và khảm lá sắn đã phát sinh. Tuy nhiên, công tác dự báo và xử lý kịp thời đã giúp ngăn chặn sự lan truyền của chúng. Các loại cây như dứa và chè cũng được quan tâm đặc biệt, với việc triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Nhìn chung, công tác bảo vệ thực vật tại Nghệ An đã đạt được những kết quả tích cực, không chỉ trong việc đảm bảo hiệu suất sản xuất mà còn trong việc bảo vệ môi trường và nguồn thực phẩm. Sự đa dạng hóa trong cơ cấu cây trồng và sự kết hợp linh hoạt giữa các biện pháp kỹ thuật là chìa khóa để đảm bảo sự bền vững và thịnh vượng của nông nghiệp trong tương lai./.
Mạnh Hùng
 Sở NN&PTNT

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay376,157
  • Tháng hiện tại711,891
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây