Nhà Folklore học Trần Hữu Thung

Thứ hai - 01/07/2024 22:09 0
  1. Con người của làng quê.
Trần Hữu Thung sinh năm 1923 tại làng Trung Phường, xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông là con một nhà nông, khá giỏi việc ruộng đồng. Thời niên thiếu có bốn thú vui là: đánh bắt cá, bẫy chim, đấu vật và thích nghe hò vè.
2. Nhà thơ của làng quê
Năm 1948, sau khi được dự lớp Văn hóa kháng chiến của Liên khu IV, từ đó ông chuyên sáng tác ca dao và thơ.
Có lẽ trong các nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ XX, không có ai mà sáng tác lại in đậm chất Folklore như Trần Hữu Thung. Những tác phẩm thơ nổi tiếng có: Cô trắng phát thanh (1948), Hai Tộ hò khoan, Đồng tháng Tám (1955), Dặn con (1955), Ngày thu ấy (1957), Chị Minh Khai (1961), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971), Tiếng chim đồng (1975), Anh vẫn hành quân (1983), Sen quê Bác (1987).

https://file1.dangcongsan.vn/data/0/images/2023/08/04/upload_2676/20170816140936-781769-small-81775.jpg
Nhà thơ Trần Hữu Thung - Ảnh nguồn baonghean.vn

Nổi bật nhất trong đời làm thơ của ông là bài “Thăm lúa" (1951) mang âm hưởng của vẻ nhưng được nâng lên thành thơ hay. Bản thảo đầu tiên có nhan đề là “Thăm lúa nhớ chồng”. Nhà thơ Chế Lan Viên đề nghị bỏ hai chữ “nhớ chồng” để cho kín đáo hơn.
3. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian
Trần Hữu Thung chỉ học hết Thành chung (trung học) rồi tự học. Ông thạo tiếng Pháp, chữ Hán, chữ Nôm. Có một vốn kiến thức uyên bác về văn hóa Việt Nam, Trung Quốc và Pháp. Là người say mê Folklore từ nhỏ, sau này ông có các tác phẩm về văn hóa dân gian như sau: Ca dao về Bác Hổ (sưu tầm) NXB Nghệ An, 1970; Kho tàng chuyện cổ dân gian xứ Nghệ (soạn chung, do PGS. Ninh Viết Giao chủ biên); Truyện trạng xứ Nghệ, NXB Nghệ An; Bàn về hát ru, NXB
Nghệ An; Vè, dòng sữa quê hương Nghệ Tĩnh (1964).
Chúng tôi xin lần lượt phân tích, giới thiệu các bài tiểu luận về Folklore của ông.
Tiểu luận “Vè, dòng sữa quê hương Nghệ Tĩnh"
Tiểu luận này được in trong tập “Vè Nghệ Tĩnh” (của Nguyễn Đổng Chi, Võ Văn Trực, Nguyễn Tất Thứ), sau này in lại trong “Kho tàng về xứ Nghệ của Ninh Viết Giao”.
3.1. Sự ra đời của vè
Đứng về một khía cạnh nào đó, cuộc sống của mỗi người với những sự kiện xảy ra là nguồn sáng tác. Họ nghe ngóng, quan sát rồi phát biểu thái độ bằng một bài vẻ. Và đã thành một yêu cầu của tự bản thân tác giả và của quần chúng. Hễ xảy ra một chuyện gì trong xóm, trong làng, trong vùng, bà con lại nghe ngóng, trông đợi và hỏi dò những tay “bẻ chuyện”. Nhân dân nhờ tay “bẻ chuyện", ghi chép lấy sự việc, nói hộ tư tưởng, tình cảm của mình và sẵn sàng “phê bình” góp ý cho tác giả sửa chữa tác phẩm. Nhân dân phê bình góp ý bằng cách: nếu thấy hay thì truyền tụng, nếu không hay thì thôi. Đoạn nào hay thì được nhắc lại, đoạn nào kém thì chỉ đọc một vài lần thôi. Nguồn vui lớn, nguồn an ủi lớn nhất của những tay “bẻ chuyện" là tác phẩm của mình được truyền đọc. Người ta kể: trong thôn có một người phụ nữ chửa hoang, một tay bẻ chuyện liền đặt một bài vè. Khi đọc ra bà con nghe đến câu:
Ơi ba quân thiên hạ
Ra cổng chợ mà coi
Thật xấu hổ trơi đời
Mau gọt tóc bôi vôi
Cho tiệt nòi lang chạ.
Bà con liền nói: Ác quá! Thế là, tác giả phải cắt và sửa lại:
                                                Em ơi dù đã lỡ
                                                Xấu hổ cũng đã rồi
                                                Có gọt tóc bôi vôi
                                                Nuôi lấy con cho nậy (lớn).
Qua đoạn trích trên, ta thấy Trần Hữu Thung đã chỉ rõ: Vè là một tờ báo nói ở địa phương, tức là có tính kịp thời. Tác giả của vè là những tay “bẻ chuyện” - tức những người có tài năng văn học tự phát trong quần chúng Nhân dân. Họ đã đặt nhiều bài vè, có kinh nghiệm sáng tác, được quần chúng tín nhiệm. Nguồn gốc của vè là những sự kiện, nhân vật có thật ở địa phương. Như vậy, khác với thơ, tính chất hư cấu trong vè rất ít. Vè được quần chúng thưởng thức và “nhuận sắc”. Và vè có tính tập thể.
Thế nào là một bài vè hay?
Một bài vè hay là phải “tả đúng” và “có ý kiến riêng phê phán".
Vậy là theo Trần Hữu Thung, bài vè hay phải đạt hai yêu cầu: Phản ánh hiện thực một cách trung thành; Có sự bình luận của tác giả để hướng dẫn quần chúng nên khen hay nên chê.
Nội dung của vè
Vè là những mũi chông nhọn chĩa vào kẻ thống trị. Vè cũng làm nhiệm vụ phê phán, giáo dục trong nội bộ
Nhân dân. Vậy là vẻ mang tính chiến đấu, tính giáo dục sâu sắc.


Nhà thơ Trần Hữu Thung (ngồi ngoài cùng bên trái) cùng văn nghệ sỹ Nghệ An năm 1984, Ảnh nguồn dbndnghean.vn

Nghệ thuật của vè
Vè có cốt chuyện và rất bạo trong ngôn ngữ, lấy những nét sinh hoạt thực làm hình tượng chứ không dùng tính từ để miêu tả Do đó nó sinh động, khỏe. Có những từ, những câu vốn thô kệch nhưng người ta vẫn dùng và không nề hà, họ cứ dùng và dùng rất đắt, có khi còn có yếu tố thơ. Như vậy, theo Trấn Hữu Thung, nghệ thuật chính của về là yếu tố tự sự.
 Hạn chế của vè
Vè ra đời trong thời kỳ bọn thực dân, phong kiến thống trị, chưa có sự lãnh đạo của Đảng. Về nội dung, có khi về nói:
“Vận nước cũng có hồi
Mai thánh chúa lên ngôi
Dân ta rày vui vẻ...".
Bị hạn chế về ý thức tư tưởng, về tình cảm, đối tượng, về phương pháp đấu tranh và về mơ ước như thế khá nhiều trong vè. Nhớ lời Các Mác: “ý thức chính thống của một thời đại là ý thức của giai cấp thống trị”. Vè ra đơi trong xã hội phong kiến tất nhiên cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng của hệ ý thức phong kiến.
Còn về nghệ thuật về cũng có hạn chế: Nhạc điệu của vẻ không phong phú lắm. Phần nhiều bài là kẽ, đọc như nói cùng với những điệu bộ và những lời giải thích thêm. Kể lể dài dòng, chữ dùng có khi thiếu chính xác.
Tóm lại, theo ông “đứng về nội dung tư tưởng, tình
cảm và nghệ thuật miêu tả mà yêu cầu thì rất ít bài về được hoàn chỉnh".
Triển vọng của vè
Hiện nay tính kịp thời của vè đã được thay thế bằng nhiều phương tiện khác nhạy bén hơn, nhanh, kịp thời hơn như báo chí, tin tức, đài, ti vi. Ta nên nhìn rõ chỗ đó để phát triển và về những khả năng còn lại là cốt chuyện, ý nghĩa, chất sống, chất dí dỏm, chất trữ tình, chất thơ. Mặt khác, về xưa sáng tác với ý thức tự phát, nay viết với ý thức chỉ đạo. Xưa vè là của quần chúng, nay là của cán bộ. Nay ta phải khắc phục những khuyết điểm của về xưa (tư tưởng tự phát, cốt truyện dài dòng, nhiều tiếng địa phương) và phát triển những ưu điểm của vè xưa lên (tính sinh động, sống, dí dỏm, nên thơ trong sáng hơn, chặt chẽ hơn).
Ý kiến của Trần Hữu Thung về triển vọng của vè là khá chính xác. Tuy nhiên về ngày nay không chỉ của cán bộ mà còn có của quần chúng Nhân dân nữa.
Nhìn chung, bài tiểu luận “Vè, dòng sữa quê hương Nghệ Tĩnh” đã nêu lên được những đặc điểm quan trọng của về, lại viết theo thể tùy bút nên đọc khá hứng thú.
3.2. Bàn về hát ru
Tập sách này gồm có hai phần:
-  Phần đầu bàn về nội dung, ý nghĩa hát ru con, nhằm gợi ý, cung cấp một số suy nghĩ, nhận thức về vấn để hát ru con, một trong những vốn quý cơ bản của truyền thống văn hóa dân tộc.
- Phần thứ hai chọn lọc những câu, những bài màxét ra còn thấy phù hợp với ru con, ru cháu ngày nay.
Phần đầu:
- Dòng sữa mẹ nuôi thân thể con. Lời ru nuôi tinh thân, tình cảm của con. Con lớn khôn với dòng sữa và - tiếng ru hời của mẹ.
- Tiếng ru hời, khởi thủy của cuộc đời, một lãnh tụ hay một nhà bác học đều bú mớm từ dòng sữa mẹ, đều lắng thầm những lời ru.
- Có thể nói chưa biết ru con thì chắc cũng chưa trải nghiệm hết thiên chức làm mẹ.
- Thủ đoạn của giặc qua các thời đại thật thâm hiểm, ấy là tách Nhân dân ra khỏi quê hương, làng xóm, khỏi nếp ăn ở quen thuộc đã tạo nên truyền thống văn hóa lành mạnh, vững bền và tốt đẹp.
- Trong tiếng ru có nụ cười, có lời than thở, có vui, có buồn, có dí dỏm, có nghiêm trang, có trò chơi trẻ con, có tâm tình lứa đôi, có cả gia đình thân thuộc, có tình nghĩa quê hương, có non sông đất nước, có Tổ quốc đồng bào, có tình thương và lẽ phải, có đạo ngãi làm người, có cần cù lao động, có cả thiên nhiên cảnh vật với cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông...
- Tác động: Lời ru dịu ngọt qua năm tháng đã lắng đọng vào tuổi thơ, là lứa tuổi dễ tiếp nhận những tình cảm lớn, những tri thức cơ bản, tạo nên tâm hồn dân tộc. Vốn này nảy nở, lớn lên xoáy rộng ra với thời gian và không gian, với cuộc đời. Và tiếng ru hời nuôi nấng ta mãi mãi, truyền dạy ta vốn đẹp ngàn xưa để phát triển thành tỉnh hoa văn hóa sau này.
- Ngoài những điều rất căn bản ấy ra, tiếng ru hời của mẹ còn là trường học lớn về nghệ thuật dân tộc. Cách ví von so sánh, chất dí dỏm, tình tứ, tinh tế trong ca dao thấm vào con từ thuở nghe tiếng ru hời.
- Liên hệ với tình hình hiện nay: “Ngày nay người ta ít ru con hay là không muốn ru con, nhất là những người mẹ trẻ. Có khá nhiều người không biết ru con. Tình hình này thật đáng tiếc vì cùng với dòng sữa mẹ vẫn rất cần cả tiếng ru hời. Cho con bú và cũng cần ru con mới ngủ say giấc.
…Phải chăng những lời ru xưa đã lỗi thời? Hay là ngày nay đã có nhà trẻ mà các cô lại chưa chồng con, nếu ru thì ngại, thì thẹn.... Những bài nhạc hành khúc nhịp mạnh, điệu khỏe, các cô thuộc nhiều nhưng hát lên các cháu không chịu ngủ vì không hợp, thiếu tình cảm. Có gì là lạc hậu, là đáng thẹn khi con cháu chúng ta cần tiếng ru hời? Ai chê lời ông tát bể, ông kể sao, con cò mà đi ăn đêm, nu na nu nống là lạc hậu? Ngày nay chúng ta phải kế thừa và phát triển văn hóa, nghệ thuật của dân tộc, trong đó có tiếng ru hời, ầu ơ. Ngoài những câu, những chuyện xưa mà nay vẫn còn phù hợp, chúng ta cũng nên ru con, ru cháu bằng nhiều câu mới, bài mới.
Như vậy, qua bài tiểu luận này, Trần Hữu Thung đã: Nêu bật tầm quan trọng của hát ru đối với việc nuôi con, dạy con đối với ngày xưa cũng như ngày nay.
Nêu rõ hát ru thực chất là một hình thức diễn xướng của vè “theo lối độc tấu”.
- Phê phán những nhận thức sai lệch cho rằng ngày nay người mẹ không cần hát ru. Không có một hình thức nào có thể thay thế hát ru khi người mẹ còn nuôi con, muốn con khôn lớn, có đạo đức.
Ngoài ra chúng tôi xin bổ sung thêm: Hát ru không chỉ dành cho con mà còn có tác động đến tư tưởng, tình cảm của mẹ nữa. Qua tiếng ru, mẹ cũng sẽ yêu thêm con, yêu thêm gia đình, quê hương đất nước.
3.3.  Truyện trạng xứ Nghệ
Đây là tập truyện dân gian do Trần Hữu Thung sưu tầm và giới thiệu (NXB Nghệ Tĩnh, 1987), sách dày 100 trang, gồm 75 truyện và một tiểu luận 29 trang.
Phân biệt chuyện trạng với các loại truyện dân gian khác
Chuyện cổ tích thế sự cũng gây cười nhưng phần lớn là dùng sự thực để đưa ra một bài học về luân lý. Chuyện cổ tích về thế sự cũng có trào phúng khôi hài nhưng chủ yếu là nêu lên điều tốt để làm gương như chuyện “vừng, khoai lang” không hư cấu, phóng đại.
- Chuyện trạng lấy những sự kiện xảy ra trong cuộc sống để làm đề tài rồi do chủ quan người kể hư cấu, bịa đặt và phóng đại lên. Đa số chuyện trạng là bịa đặt, bịa đặt mà vẫn thấy thực. Biết là không thể có thực mà ai cũng buồn cười, cũng chấp nhận. Đối tượng gây cười khá phong phú như tiếu lâm nhưng cũng có những điểm khác. Trong truyện trạng, tính chất bản địa rõ ràng, đậm nét, gắn liền với đặc điểm từng vùng. Thậm chí có chuyện chỉ kể ở trong một xóm, một xã. Nếu đưa đi kể ở nơi khác, ý nghĩa lại nhạt đi, vì con người, sự việc, ngôn ngữ gắn liền với xã đó, xóm đó. Có chuyện lại không thành chuyện mà chỉ là lời nói dí dỏm.
Sự hình thành chuyện trạng
Giữa buổi đào tiêu úng, nghỉ uống nước chè xanh, người ta kể chuyện trạng. Có một anh nào đó vừa bưng bát nước chát (có lẽ là do hơi nước chè xanh kích thích) vừa nói: -
Mời các bác ta uống nước rồi đến tết ta lại uống rượu!
Thế là mọi người đều bật cười, có người thò chân ủi vào người anh ta:
- Xịch ra cho tao ngồi với nào, đừng có nói trạng, thế là câu chuyện trạng bắt đầu.
Các loại chuyện trạng
Chỉ là những hành động lừa dối vô tội vạ để mọi người cùng cười cho vui. Ví dụ: chuyện “cá sông đào".
- Kể chuyện có nhân vật. Ví dụ: chuyện “Ai bán râu không".
- Do một câu nói dí dỏm. Ví dụ: Ai đó hỏi một anh đi trên đường:
+ Anh đi đâu đấy?
+ À, tôi đi... bộ!
- Do sự thông minh bạo dạn của một câu hỏi và một câu trả lời đầy kịch tính: Một cô gái túm chặt váy để bước lên đô. Một anh chàng hỏi: "Cô ơi, chở hắn tội tình chỉ mà cô tóm lấy hắn chặt thế?”. Câu hỏi đã khiến mọi người cười rồi. Nhưng cô kia cũng bình tĩnh, chờ tiếng cười ngớt rồi trả lời: “Vì hắn hay nói dại". Mọi người cười, còn anh chàng kia thì im lặng, xấu hổ.
Đối tượng châm biếm của chuyện trạng nói thẳng, trực diện đấu tranh, tiếng cười thẳng thắn, đánh tại trận
Thầy đồ, thầy lang, thầy địa lý, thầy nói, sư sãi thường là đối tượng của tiếu lâm nhưng ở chuyện trạng lại nói rất ít hoặc khá dặt dè. Chuyện trạng nhằm vào anh trọc phú, lão quan phụ mẫu: thói tham lam, bủn xỉn, lười nhác, ngốc dại, gàn dở, khoe khoang, kèn cựa ích kỉ, giả đạo đức, dối trá, nịnh hót, nhu nhược hách dịch chủ quan, sách vở - tất cả thói thư tật xấu ấy là đối tượng của chuyện trạng.
Nghệ thuật chuyện trạng
- Đặt câu chuyện vào tình huống mất bình thường, không tự nhiên, tạo ra thế mâu thuẫn giữa con người và hành vi như chồng mắng vợ thật to trong khi vợ đè ra đánh cho thật đau.
- Tạo thành những thói tật điển hình như tham ăn, hà tiện, sợ vợ, quá thật thà...
- Nói ngoa, phóng đại sự việc lên nhưng nó gần gũi cuộc sống hơn và thời sự hơn tiếu lâm.
- Kết thúc bất ngờ.
- Gắn liền với thổ ngữ, lợi dụng tiếng Nghệ để chơi chữ mà gây cười. Ví dụ: Có một ông mới làm xong cái nhà to đẹp. Một ông ghé chơi, ngắm cái nhà rồi khen: Ông mới làm cái nhà chắc chắn thật đấy. Chủ nhà liền nói: Cũng phải có cả rìu, cưa, đục, bào chứ một mình cái chắn thì làm chỉ nên nổi hở ông?
- Do tài của người kể: cái nét mặt, cái tay giơ, cái vuốt ước cũng đã cười rồi... cho đến lúc mọi người đều cười thì người kể chỉ lặng thinh, nhếch mép như sắp sửa kể chuyện khác. Kể chuyện trạng theo tôi khó hơn kể các loại chuyện khác vì kể không có nghệ thuật thì người ta không cười.
- Chuyện trạng không bóng gió, xa xôi, chuyện trạng nói thẳng, trực diện đấu tranh, tiếng cười thẳng thắn, đánh tại trận.
Tác dụng của chuyện trạng
  Kể chuyện trạng là cười để cho giãn xương cốt, cười cho vui, cười để hiểu biết những điều đáng chê cười, nên tránh trong cuộc sống. Trong cái cười của chuyện trạng có sự tán thưởng cái dí dỏm, ý nhị cái nhanh trí thông mình, tài ứng đối, tháo vát.
Nhược điểm của chuyện trạng
Trong chuyện trạng có phần còn phung phí đến mức hạ thấp phẩm giá người lao động, thiếu trách nhiệm trước cuộc sống.
Đọc các chuyện trạng mà tác giả sưu tập được, ta thấy các nhận định của Trần Hữu Thung đều được chứng minh đầy đủ. Tuy nhiên giữa chuyện trạng và chuyện tiếu lâm vẫn còn chưa được phân biệt thật rạch ròi nên có một số chuyện giống với các sách tiếu lâm (như các chuyện: Ba điều ước, Nói cho có đầu, có đuôi...).
Phần lớn chuyện trạng là chưa thành câu chuyện, ví dụ chuyện “Bứt củi”: Có một ông ngồi kể: Tôi đi bứt củi từ lúc rạng đông. Bứt xong, bó gánh về thì trời vừa sáng rõ. Đưa củi vào sân rủ ra phơi thì thấy không phải là cành và ngọn cây mà té ra bứt nhầm rặt đuôi cọp”.
Tập sách “Truyện Trạng xứ Nghệ” làm phong phú thêm kho tàng truyện cười Việt Nam và cũng làm nổi bật tính cách lạc quan yêu đời của Nhân dân vùng Nghệ Tĩnh.
Tuy viết không nhiều nhưng Trần Hữu Thung vẫn là một nhà Folklore học đáng nể trọng. Cái đặc sắc của tác giả là ông đã sống với Nhân dân, vừa là người sáng tác, vừa là người nghiên cứu Folklore. Ngoài những tác phẩm kể trên, ông còu ca dao hay và dao về Bác Hồ, sưu tầm hàng trăm câu ca cho hay về Lãnh tụ qua cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Do những cống hiến về thi ca cũng như Folklore, Trần Hữu Thung đã được tặng giải thưởng Nhà nước năm 2001. Ông mất năm 1999 tại quê hương.


 

Phan Bá Hàm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây