Phát triển mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp nông thôn là hướng ưu tiên của Nghệ An

Thứ năm - 21/09/2023 23:08 0
Những năm gần đây, Nghệ An có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn.
Tính đến nay, Nghệ An đã tổ chức được 6 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu từ cấp huyện đến cấp tỉnh; kết quả đã lựa chọn được 223 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, 96 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, 26 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và 11 sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp quốc gia.

Việc tôn vinh sản phẩm qua bình chọn đã giúp nhiều cơ sở có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó, đẩy mạnh đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp ngoài tỉnh và hàng nhập khẩu.
Việc vinh danh công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cũng giúp cho người tiêu dùng yên tâm và tin tưởng vào chất lượng và uy tín của doanh nghiệp. Từ đó, củng cố vị thế thương hiệu của cơ sở để nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp. Qua các kỳ tổ chức bình chọn đã thu hút được nhiều cơ sở sản xuất tham gia, số lượng sản phẩm tham dự bình chọn và đạt giải tăng dần qua từng năm; chất lượng, hình thức mẫu mã sản phẩm tham gia ngày càng cao. Sau khi được bình chọn, nhiều cơ sở đã được hỗ trợ kết nối sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu vào các hệ thống phân phối hàng hóa bán buôn, bán lẻ trên toàn quốc; xây dựng dữ liệu quảng bá trên sàn thương mại điện tử và trên các cổng thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay hầu hết các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn vì phần lớn các các thành viên cán bộ công nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm về ứng dụng, khai thác công nghệ. Các dự án chuyển đổi số bước đầu tiêu tốn nhiều kinh phí đầu tư, trong khi năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhìn chung còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện nay, Việt Nam vẫn chưa hình thành các cơ quan, tổ chức đóng vai trò như một kênh độc lập để đánh giá khách quan ưu, nhược điểm của các giải pháp hỗ trợ (hoặc dịch vụ) kỹ thuật và pháp lý sau khi ứng dụng công nghệ số hóa, qua đó giúp doanh nghiệp có đủ thông tin để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nhiều doanh nghiệp cũng băn khoăn, sau khi chuyển đổi ứng dụng số hóa gặp các sự cố... thì xử lý như thế nào?
Trước những khó khăn đặt ra đối với hoạt động chuyển đổi số, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo triển khai các chương trình, dự án tư vấn chuyên sâu hỗ trợ giúp doanh nghiệp hiểu và lựa chọn công cụ để chuyển đổi số phù hợp với ngành nghề, quy mô mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tạo điều kiện tiếp xúc, áp dụng các công cụ chuyển đổi số tốt hơn.
Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, mới đây, tại hội thảo Thúc đẩy chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn do Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương tổ chức, ông Nguyễn Văn Thịnh - Cục phó Cục Công Thương địa phương cho rằng, để hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng và triển khai được lộ trình chuyển đổi số phù hợp cần có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp, các ngành, từ cơ quan quản lý nhà nước đến các đơn vị tư vấn, chuyên gia và cơ sở công nghiệp nông thôn.
Sở Công Thương Nghệ An cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách về chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; chỉ đạo Trung tâm Khuyến công xây dựng chương trình hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương. Về phía Cục Công Thương địa phương, sẽ tham mưu để lãnh đạo Bộ Công Thương bố trí ngân sách từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia trong các năm tiếp theo cho nội dung hỗ trợ chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn…
Trước những khó khăn đặt ra đối với hoạt động chuyển đổi số, đề nghị cơ quan chức năng liên quan tăng cường các giải pháp ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; xu thế ứng dụng chuyển đổi số và giới thiệu một số giải pháp dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam;… Các doanh nghiệp cần được cung cấp các thông tin, kiến thức đa chiều về chuyển đổi số để “hiểu đúng, làm đúng”, chủ động ứng phó.

Cần tập trung tư vấn, cung cấp lộ trình chuyển đổi số đơn giản cho doanh nghiệp và giới thiệu các giải pháp mang tính ứng dụng cao, dễ triển khai giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn có thể bắt tay chuyển đổi số ngay. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn một cách hợp lý, hiệu quả.
Thái Hòa

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1908
  • Hôm nay275,245
  • Tháng hiện tại2,539,034
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây