Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung Bộ - mô hình sản xuất lạc giống nguyên chủng

Thứ năm - 09/05/2024 04:21 0
Trong khuôn khổ dự án “Phổ cập giống lạc chất lượng cao cho vùng khô hạn và nâng cao giá trị gia tăng cây lạc ở Việt Nam” do Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOPIA Việt Nam) - Cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc (RDA) tài trợ. Vụ Đông Xuân 2024, Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung Bộ đã triển khai mô hình sản xuất lạc giống nguyên chủng cho các giống lạc L20, L14 và TK10 tại các tỉnh Nghệ An và Quảng Bình.
Với quy mô 10 ha sản xuất lạc giống nguyên chủng, trong đó 6 ha giống lạc L20 và TK10 triển khai tại xã Diễn Hoàng - huyện Diễn Châu- Nghệ An và 04 ha giống lạc L14 triển khai tại xã Xuân Trạch - huyện Bố Trạch- Quảng Bình.
                                                            trung
                 Ông Cho Myoung Rae (Giám đốc KOPIA Việt Nam) cũng Lãnh đạo Viện KHKTNN                                    Bắc Trung Bộ, lãnh đạo UBND xã Diễn Hoàng thăm mô hình sản xuất lạc
Kết quả theo dõi, đánh giá, phân tích cho thấy: các giống lạc có thời gian sinh trưởng 105 -110 ngày, sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị nhiễm sâu bệnh hại chính. Đánh giá về các chỉ tiêu năng suất cho thấy: đây là các giống lạc được nhân từ cấp giống Siêu nguyên chủng, được gieo trồng bằng áp dụng kỹ thuật canh tác mới theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, vì vậy các chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đều đạt cao. Tại Nghệ An, năng suất các giống lạc đạt bình quân 2,85 tấn/ha (giống lạc TK10) đến 3,0 tấn/ha (giống lạc L20). Tại Quảng Bình do thời tiết nắng nóng và khô hạn kéo dài từ lúc gieo đến lúc thu hoạch nên năng suất lạc chỉ đạt bình quân 2,22 tấn/ha (giống lạc L14).
                                                               trung1

                        Hình ảnh thu hoạch lạc tại Diễn Châu - Nghệ An
Kết quả từ mô hình cho thấy, việc áp dụng đúng theo Quy chuẩn kỹ thuật sản xuất giống ban hành, đồng thời ứng dụng các TBKT mới trong sản xuất lạc, sử dụng giống lạc mới được tuyển chọn đã góp phần nâng cao năng suất, cao hơn hẳn so với phương pháp nhân giống truyền thống của người dân (thực tế năng suất sản xuất đại trà bình quân vụ Xuân 2024 chỉ đạt từ 1,7 - 2,0 tấn/ha), chất lượng giống được đảm bảo, tỷ lệ nảy mầm của giống được nâng cao. Giúp người dân nâng cao kỹ năng sản xuất lạc giống có chất lượng, đủ năng lực hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất giống, tăng giá trị sản phẩm, nông dân chủ động trong sản xuất, ý thức sản xuất giống ngày càng được nâng cao, giúp nông dân yên tâm sản xuất, đầu ra ổn định, đảm bảo hiệu quả. Kết quả của mô hình sản xuất lạc giống là thiết thực, bà con nông dân được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trên đồng ruộng, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế rủi ro nên nông dân rất phấn khởi, người dân tự nhận thấy hiệu quả của việc sản xuất lạc giống theo đúng quy trình kỹ thuật, từ đó sẽ nhân rộng mô hình ở các vụ tiếp theo.
 

Văn Trung -Viện KTNNBTB

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1035
  • Hôm nay17,221
  • Tháng hiện tại119,651
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây