Bàn về cuốn sách “Thơ ca dân gian phồn thực”

Thứ sáu - 10/03/2023 04:21 0

Đáng tiếc là do ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến nên trong trường kỳ lịch sử,văn học viết của ta gần như cầu kỳ, không đề cập đến văn hóa phồn thực, chỉ có nhà thơ Hồ Xuân Hương là một biệt lệ, làm một số bài thơ miêu tả chuyện giao hợp nam nữ nửa kín, nửa hở như “Đánh đu", “Hòn đá ông chồng bà chồng"... còn văn hóa dân gian thì vẫn nói về hiện tượng đó một cách đầy hứng thú.


Theo các tác giả thì hoạt động phồn thực là quy luật của giới động vật trong đó có con người. Trừ những trường hợp đặc biệt còn nói chung ai chống lại quy luật đóđều bị phê phán.
Ca dao xưa có bài:
Ba cô đội gạo lên chùa
Một số yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sau về sự ốmtương tư
ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu
Vì các nhà sư không được hoạt động tình dục theo cấm kỵ của nhà chùa nên khibị "cô yếm thắm” bỏ “bùa yêu" thì nhu cầu đó bùng lên mãnh liệt nên sự "ốm lăn ốm lóc" ốm đến "trọc cả đầu"!
Thực hiện quan hệ tình dục là nhu cầu rất mạnh của con người. Bản chất củaquan hệ đó là sự thể hiện yêu thương đến tột cùng với người mình yêu.
Đối với nữ giới:
Bướm đồng động đến thi bay
"Bưởi nhà" động đến lăn quay ra giường
"Bướm nhà" ở đây chỉ “âm vật" của nữ, khi bị kích thích thì đòi hỏi làm tìnhkhẩn cấp.
Đó là khi chồng còn sống, còn đây là sau khi chồng chết:
Chồng chết đến ngày thứ tư
Cục đú hắn dựng cao như hòn lèn
Và:
Chồng chết chưa kịp đoạn tang
L... đà mấp máy như mang cá mè


Cách so sánh thật tài tình vì mang cá mè khi mới bắt lên khỏi mặt nước luônmấp máy đòi không khí.
 
Đối với nam giới nhu cầu đó cũng không kém:
L... em như cái lá vông
Cho anh đ... cái trả công bốn mùa
L... em như cái mu rùa
Cho anh đ... cái bốn mùa trả công
- Xa vợ lâu L. trâu cũng thích
Sau khi vợ chết nhu cầu tình dục vẫn mạnh
Vợ chết nét mặt rầu rầu
Cải C đã nóng như đầu hỏa xa
Thực hiện quan hệ tình dục sẽ đem lại khoái cảm đặc biệt cho con người màkhông có cái gì thay thế được.
Đàn bà chồng chết ba năm
Được một cái đ... sướng rên tháng tròn
Lâu ngày đ... cái khỏe ra
Mặt mày trẻ lại cái già mất tiêu
Không chỉ thanh niên mà tuổi già nhu cầu tình dục vẫn còn mạnh
Tám mươi chưa hẳn đã già
Một vài bộ phận còn là thanh niên
Văn hóa phồn thực gợi tinh thần lạc quan yêu đời:
Mù trời mù đất mù mây
Không ai “mù đợi" cho khuây con người
Câu ca dao sử dụng biện pháp nói lái để gây tiếng cười dí dỏm.
Đúng như các tác giả cuốn sách đã nói, không chỉ ở Yên Thành mà nhiều huyện khác ở Nghệ An vẫn có thơ ca phồn thực dân gian và giai thoại phồn thực dân gian.
Trên chuyên san “Khoa học xã hội và nhân văn Nghệ An" có bài ca ngợi tài khôi hài của một ông Giám đốc nọ ở tỉnh ta, ông về hưu trồng nhiều cây. Người ta hỏi: ông trồng nhiều cây gì nhất? Ông bảo trồng nhiều “bù đại" - tức loại bù lớn. Kỳ thực ông muốn nói lại hai tiếng “bù đại" làm ai cũng bật cười.
Một giai thoại ở Nam Đàn kể rằng có lần Phan Bội Châu lúc còn trẻ đi hátphường vải Một cô gái hát đổ:
Thiếp đưa chàng một nắm ngô rang
Đúc nơi mô mà mọc thiếp đốt nhang mời về
Câu hát rất "ác" vì dùng hình ảnh “ngô rang", ngô rang còn mọc sao được!
Nhưng họ Phan đã nhanh trí trả lời:
Nơi nào mà nắng mãi không khô
Mưa lâu không ướt đúc vô mọc liền!
Câu hát nói đến “cái ấy" của phụ nữ và các cô cười khúc khích rồi im lặng hồi
lâu.
Lại một giai thoại nữa ở Thanh Chương nói về nhà Nho Đinh Viết Thuận đi hát phường vải. Một hôm trời mưa, ông vừa vào đến sân hát thì ngã vì trơn quá, trong nhà có tiếng vọng ra:
Đến đây đàn hát vui xuân
Khấu đầu bái tạ trước sân làm gì?
Vẫn giữ nguyên tư thế đó họ Đinh trả lời lại:
Đất đâu có đất lạ lùng
Đi thì không chịu nằm cùng mới ưa!
Các cô cười rồi im bặt hồi lâu hội hát mới tiếp tục được.
Dân gian còn lấy chuyện giao hợp để động viên nhau trong lao động sản xuất.Một lần tôi thấy một đám nam giới cũng dốc sức kéo một cây gỗ lim rất to, ai nấy đều vã mồ hôi mà nó vẫn không nhúc nhích. Bỗng một người cất lên câu hò:
Cân (cây) gỗ là cân gỗ chi chi
Nghe nói chuyện đ... thì đi ầm ầm!
Cả toán cười vang khoái trá rồi dốc sức kéo cây gỗ về đích, cả người đi đường nghe thế cùng vui lây.
Dân gian còn cho rằng hoạt động tình dục có thể góp phần chữa bệnh vì nó gâyhứng thú làm cho tinh thần thoải mái quên đau đớn.
Bài thơ dưới đây nói rõ khả năng đó:
Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh sổ chản trà
Nhất nguyệt dâm nhất độ
Lương y bất đáo gia
Tạm dịch:
Canh khuya ba chén rượu
Mai sáng một tuần trà
Mỗi tháng dâm một bận
Thầy thuốc xa nhà ta.
...
Cuốn sách của hai tác giả Ngô Đức Tiến và Nguyễn Việt Hòa đã khẳng địnhvăn hóa phồn thực dân gian phát triển một cách hồn nhiên như cuộc đời. Nó không bịlễ giáo phong kiến khống chế. Nó là nguồn động viên nhân dân trong cuộc sống đầy gian lao vất vả trong chế độ cũ. Nó thể hiện niềm ham muốn tình dục một cách thật cường tráng.
Đáng tiếc là số ca dao và tục ngữ sưu tập được chưa phong phú lắm. Hy vọng có dịp tái bản cuốn sách sách được bổ sung thêm.

Chú giải:
(1) Phồn thực: Phồn là nhiều, thực là này nở sinh sản để duy trì phát triển giống nổi.
(2) Tử khoái: bốn khoái cảm là ăn, ngủ, đ..., ẻ.


Nguồn tin: khxhnvnghean.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây