Nghệ An chú trọng phát huy vai trò của quản lý nhà nước về KH&CN

Thứ hai - 16/10/2023 21:44 0
Quản lý nhà nước hiệu quả với nhiều cơ chế, chính sách linh hoạt, phù hợp đã mở đường cho hoạt động khoa học và công nghệ KH&CN phát triển, trở thành nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội đi lên. Để tạo động lực cho KH&CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) bứt phá, ngành KH&CN tỉnh đã tham mưu cho tỉnh ban hành hàng loạt quyết sách để hỗ trợ, tiếp sức cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động KH&CN, qua đó, tạo môi trường thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 
Công tác xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về KH&CN
Năm 2023, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo điều hành về KH&CN tiếp tục được hoàn thiện theo hướng gắn kết và phục vụ trực tiếp cho việc tăng trưởng kinh tế xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chuyển giao, đổi mới công nghệ; hỗ trợ hoạt động và đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST); triển khai các hoạt động kết nối cung cầu công nghệ, phát triển thị trường KH&CN. Tổ chức thực hiện và ban hành các kế hoạch nhằm cụ thể hóa các chủ trương, định hướng về phát triển KH&CN đã được xác định.
Đến nay, kế hoạch hoạt động lĩnh vực KH&CN năm 2023 trên các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở KH&CN đều đã có các đề án, kế hoạch được xây dựng và triển khai thực hiện; hệ thống văn bản quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước đã được xây dựng, ban hành đầy đủ: từ khâu xây dựng dự toán cho hoạt động KH&CN; xác định nhiệm vụ KH&CN; tuyển chọn, giao trực tiếp; kiểm tra, điều chỉnh trong quá trình thực hiện đến khâu đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN. Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế đặt hàng thực hiện nhiệm vụ KH&CN; cơ chế khoán trong lập dự toán và giao nhiệm vụ KH&CN; nâng cao trách nhiệm trong ứng dụng kết quả của nhiệm vụ KH&CN... là cơ sở pháp lý để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra.
image 20231031092532 1

Với chủ đề năm 2023 “Tập trung chuyển đổi số trong các cơ quan hành chính nhà nước” ngay từ đầu năm Sở KH&CN đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, quan tâm ứng dụng phần mềm dùng chung, phần mềm chuyên ngành trong xử lý công việc. Trong năm xây dựng  kế hoạch chuyển đổi số của ngành và triển khai ứng dụng phần mềm quản lý các nhiệm vụ KH&CN được tích hợp vào website ngheandost.gov.vn của Sở Khoa học & công nghệ Nghệ An; Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin số hóa hồ sơ tổ chức bộ máy và cán bộ công chức, viên chức ngành KH&CN tích hợp trên phần mềm toàn tỉnh.
Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, trước hết là sắp xếp lại các phòng trực thuộc các đơn vị sự nghiệp đảm bảo quy định. Tổ chức tinh giản biên chế, thu hút cán bộ chất lượng, luân chuyển cán bộ hợp lý để tăng cường năng lực cho các đơn vị.
Duy trì và tăng cường chuyển đổi số. Bố trí cán bộ hợp lý tại Trung tâm hỗ trợ dịch vụ công. Năm 2023 giải quyết 156 hồ sơ đúng hạn, không có hồ sơ cấp phép nào bị quá hạn. Tiến hành rà soát TTHC, cắt giảm 20% thời gian giải quyết (từ 30 ngày xuống 24 ngày, từ 10 ngày xuống 8 ngày) và cắt giảm hồ sơ. Thực hiện dịch vụ công mức độ 3 cho 12/28 thủ tục hành chính và triển khai thực hiện dịch vụ công từ mức độ 2 lên mức độ 4 cho 7/28 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở. 
 Hoạt động thẩm định công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ và bảo tồn, phát triển quỹ gen
Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới thiết bị, công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Tổ chức thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, góp phần kiểm soát tốt các vấn đề liên quan đến công nghệ và chuyển giao công nghệ, ngăn chặn được những công nghệ lạc hậu, công nghệ gây hậu quả xấu đến môi trường. Năm 2023 đã tổ chức thẩm định công nghệ cho 33 dự án đầu tư và từ chối thẩm định công nghệ 03 dự án do không làm rõ được công nghệ theo yêu cầu của UBND tỉnh và các sở, ngành có liên quan. Thẩm định hỗ trợ cho 01 tổ chức, cá nhân đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh, với số tiền hỗ trợ 700 triệu  đồng. Quy trình thẩm định chặt chẽ, khoa học, Thẩm định các công nghệ phức tạp thì thành lập các hội đồng với sự tham gia của các chuyên gia theo lĩnh vực chuyên môn. Một số dự án không được đề xuất chủ trương đầu tư do nằm trong danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao (Không giải trình rõ công nghệ sử dụng) hoặc công nghệ cấm chuyển giao.  
Chỉ đạo, hướng dẫn thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, kết nối người dân với doanh nghiệp để doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong chuỗi giá trị sản xuất.
Tập trung nguồn lực để đầu tư đồng bộ theo chuỗi giá trị về KH&CN, tổ chức sản xuất, thị trường và thương hiệu. Chú trọng lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế vùng miền để xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và truy xuất nguồn gốc. Năm 2023 hướng dẫn cho 56 đơn vị hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, trong đó: 02 sáng chế và giải pháp hữu ích, 45 nhãn hiệu, 09 KDCN. Số văn bằng được bảo hộ tăng nhanh đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2023 Nghệ An có 180 bằng được bảo hộ, tăng 15% so với cùng thời kỳ. Nhãn hiệu cộng đồng có 2 văn bằng Chỉ dẫn địa lý  (đang xây dựng 2 hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý “Trám Thanh Chương” và “ Trà hoa vàng miền tây Nghệ An” và 8 nhãn hiệu chứng nhận thì đến nay Nghệ An đã có 31 đối tượng được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Thực hiện tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản Nghệ An, đến nay ở tỉnh đã được cấp văn bằng bảo hộ, tất cả các văn bằng được bảo hộ chủ yếu thuộc đối tượng sản phẩm nông nghiệp và được cấp cho các Hội, hợp tác xã nông nghiệp.

Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt chương trình 100 sản phẩm đặc sản và truyền thống địa phương có tác động KH&CN, đến nay đã có hơn 83 sản phẩm là các cây con đặc sản, đặc thù, cây con chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm truyền thống của Nghệ An được hỗ trợ đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường. Những chính sách, chương trình, đề án về phát triển kinh tế xã hội được tỉnh, các huyện, thành, thị ban hành trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy chương trình phát triển vượt bậc kể chiều rộng và chiều sâu. Tính đến nay số sản phẩm địa phương có thể phát triển thành hàng hóa là 159 sản phẩm, trong đó, 84 sản phẩm chế biến và 75 sản phẩm cây trồng, vật nuôi được tác động về KH&CN. Ngân sách sự nghiệp KHCN đã tác động 38 sản phẩm chế biến và 45 sản phẩm cây trồng vật. Nhìn chung, các tác động chủ yếu từ các nguồn KHCN chiếm 71,60%; từ các nguồn khác 14,81%; cả nguồn KHCN và nguồn khác chiếm 13,58%. Trên nền tảng các sản phẩm có tác động KH&CN mà các ngành Công thương, Nông nghiệp tiếp tục hỗ trợ (thông qua chính sách khuyến công khuyến nông) và tổ chức Hội đồng đánh giá, phân loại sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP) mà đến năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 403 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao; 43 sản phẩm đạt 4 sao và 359 đạt hạng 3 sao.
image 20240129091943 2

Công tác truyển thông KH&CN được chú trọng có nhiều đổi mới về hình thức và phương pháp để cung cấp thông tin kịp thời, có chất lượng; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục khoa giáo thông qua các kênh truyền thông chính được triển khai qua các ẩn phẩm báo in Đặc san, qua kênh truyền hình, qua báo điện tử và qua các sự kiện; Củng cố, phát triển cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN.
Đổi mới công tác truyền thông theo hướng thiết thực hóa nội dung; đa dạng hóa, hiện đại hóa phương thức truyền thông; gắn truyền thông với thúc đẩy ứng dụng KH&CN và hình thành, phát triển thị trường KH&CN và cung cấp thông tin KH&CN phục vụ lãnh đạo quản lý và sản xuất đời sống; Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu và cơ sở dữ liệu về KH&CN phục vụ tra cứu, nghiên cứu triển khai và quản lý.
Tổ chức tham gia các cuộc kết nối công nghệ, thiết bị, nhiều hàng hóa được giới thiệu và chào bán. Hoạt động Sàn giao dịch công nghệ thiết bị và Điểm kết nối cung cầu phát huy hiệu quả tốt, đảm bảo cung cấp thông tin KHCN để phục vụ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ và nhu cầu kết nối công nghệ - thiết bị. Giới thiệu các công nghệ, thiết bị, sản phẩm mới, các CN-TB cần mua, cần bán. Hỗ trợ kết nối cung cầu công nghệ giữa các doanh nghiệp với nhà khoa học, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Cung cấp thông tin công nghệ mới, sản phẩm mới, thông tin về thị trường, sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ khởi nghiệp, ĐMST tại Nghệ An nói riêng và vùng Bắc Trung Bộ nói chung. Ngoài ra Sàn giao dich công nghệ thiết bị đã hợp tác với các Sàn Giao dịch CNTB Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh để chia sẻ thông tin về công nghệ phục vụ cho việc môi giới và chuyển giao công nghệ, phối hợp, liên kết với các viện, trường, doanh nghiệp thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cuộc sống. Hiện nay có 4 đơn vị tham gia sàn và Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp.
Nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, ĐMST; nâng cao năng lực SXKD và tăng thu nhập cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân; thể hiện vai trò nhất định là một tổ chức trung gian quan trọng trong các hoạt động thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN tại Nghệ An.
Hoạt động sáng tạo và KNĐMST KH&CN ngày càng được đẩy mạnh. Tại Nghệ An, sau 6 năm triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển Hệ sinh thái KNĐMST, hệ sinh thái KNĐMST của tỉnh ta đã được hoàn thiện và phát triển khá vững chắc, đã huy động được đông đảo các nguồn lực sẵn có, kết nối các nguồn lực từ khu vực tư nhân trong nước tham gia; Phong trào khởi nghiệp ngày một rộng khắp, các vườn ươm khởi nghiệp, Câu lạc bộ khởi nghiệp, dịch vụ hỗ trợ được hình thành và phát triển. Phong trào khởi nghiệp phát triển cả chiều rộng và chiều sâu với sự hỗ trợ tham gia của tất cả các tổ chức chính trị, xã hội, với nhiều kết quả nổi bật.
Hoạt động quản lý nhà nước về TCĐLCL sản phẩm hàng hoá trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm và đẩy mạnh, tăng cường, có nhiều chuyển biến, hiệu quả rõ rệt đặc biệt là vai trò cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa được giao.
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh, là nội dung trọng tâm của hoạt động KH&CN cấp huyện nhằm đưa các kết quả nghiên cứu KH&CN mới ứng dụng vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.
 Kết quả bước đầu cho thấy, các mô hình, dự án ứng dụng các tiến bộ KHCN được đầu tư hỗ trợ đều phát huy hiệu quả về mặt kinh tế và khoa học khá rõ, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị lưu thông trên thị trường. Các mô hình nhân rộng kết quả nghiên cứu KH&CN hiệu quả đã được khẳng định hoặc bước đầu thử nghiệm quy mô nhỏ các đối tượng sản xuất mới (chủ yếu cây, con bản địa) với yêu cầu khoa học không quá phức tạp trong thời gian vừa qua cũng đã được các huyện, thành, thị triển khai tốt, đem lại hiệu quả cao, tạo ra các sản phẩm có giá trị.
Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN hỗ trợ, trong năm 2023 trên địa bàn các huyện, thành, thị đã xây dựng được trên 143 mô hình, từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Tập trung chủ yếu giải quyết lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuệ. Nhiều mô hình có hiệu quả. Đến nay đã có 235 sản phẩm truyền thống và đặc trưng địa phương được tác động về KH&CN; 181 sản phẩm công nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 25 sản phẩm đạt hạng 4 sao; Nguồn gen nhiều loại cây trồng, vật nuôi quý hiếm đã được bảo tồn, khai thác và phát triển. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN. Hoạt động tham mưu tư vấn của Hội đồng KH&CN huyện; Hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN như tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, phong trào sáng tạo, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ; Công tác truyền thông KH&CN, tập huấn... đều được chú trọng.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; quản lý điều hành tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp, bệnh viên cũng được đẩy mạnh và một số kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị bệnh tại các trung tâm y tế; bệnh viên tuyến huyện ứng dụng đạt hiệu quả cao.
Tiếp tục phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết 06/NQ-TU của Ban chấp hành tỉnh uỷ về phát triển KH&CN tại các huyện, thành, thị và các cơ quan đơn vị.
Phối hợp tốt với các viện, trường, các nhà khoa học, các sở, ngành huy động nguồn nhân lực tham gia các Hội đồng KHCN xác định danh mục, tuyển chọn và nghiệm thu đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh; Đề xuất ý tưởng nhiệm vụ KH&CN; mời chuyên gia kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp trong triển khai, thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.
Thông qua các phiên kết nối cung cầu, ngoài việc tiếp nhận các thông tin, giải pháp, quy trình công nghệ các bên tham gia cũng đã ký kết các thỏa thuận hợp tác, hợp đồng ghi nhớ và hợp đồng thực hiện chuyển giao, triển khai thực hiện. Năm 2023 triển khai Hợp đồng ghi nhớ phối hợp thu gom ngọn mía phế thải của người dân khu vực miền tây Nghệ An để sản xuất thức ăn Ủ chua cho gia súc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giữa Nghệ An với Công ty TNHH Manpan, trị giá khi triển khai khoảng 120 tỷ đồng thu gom ngọn mía/năm; Hợp đồng triển khai công nghệ trồng cây Bồ Công Anh Hàn Quốc (Rau tiến vua) theo chuỗi giá trị xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và một số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (triển khai năm 2024, giá trị hợp đồng theo sản lượng sản xuất của các HTX).
Tiếp tục thực hiện hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam triển khai nghiên cứu trong phát triển kinh tế xã hội; Cụ thể hóa các nội dung hợp tác nêu trong Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Nghệ An và các tỉnh; Phối hợp thực hiện các hoạt động về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, phân tích - chứng nhận…; Giới thiệu các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo quản, chế biến sau thu hoạch; Hợp tác trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Minh Phương

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập864
  • Hôm nay37,993
  • Tháng hiện tại116,049
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây