Xây dựng và triển khai mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông

Thứ hai - 16/10/2023 21:54 0
Chất lượng giáo dục luôn vấn đề được toàn hội quan tâm tầm quan trọng của đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cần phát huy vai trò của người quản lí, gắn kết với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của sở giáo dục chú trọng phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm”...; huy động sự tham gia có trách nhiệm và giám sát cao của CBQL các cấp, GV, nhân viên, người học và cộng đồng địa phương, thể hiện được mối quan hệ biện chứng của ba trụ cột phát triển giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội thông qua quy trình xây dựng chuẩn đầu ra (CĐR) chương trình giáo dục phổ thông; công bố công khai chất lượng giáo dục cho HS, phụ huynh, chính quyền hội biết giám sát. Trong thực tế hiện nay, hoạt động đảm bảo chất lượng (ĐBCL), kiểm định chất lượng và xây dựng trường chuẩn quốc gia ở giáo dục phổ thông vẫn còn những hạn chế, thiếu sót sau đây: chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao, không đồng đều giữa các vùng miền; mạng lưới trường lớp vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi còn bất cập; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đặc biệt nhận thức của cán bộ, GV, HS về hoạt động ĐBCL, kiểm định chất lượng giáo dục còn chưa đầy đủ; hệ thống ĐBCL giáo dục bên trong các cơ sở giáo dục chưa linh hoạt và vận hành một cách hiệu quả, thông suốt,… Vì vậy, việc xây dựng và triển khai mô hình ĐBCL giáo dục phổ thông là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Kết quả nghiên cứu đã triển khai thực hiện mô hình đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông: Thành lập Tổ ĐBCL; Xây dựng kế hoạch ĐBCL; Công bố công khai CĐR của kế hoạch ĐBCL; Vận hành kế hoạch ĐBCL; Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh Kế hoạch ĐBCL; Chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác ĐBCL và Hồ sơ lưu trữ mô hình ĐBCL.
Mô hình ĐBCL giáo dục phổ thông là cơ sở để thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục của mỗi nhà trường cũng như mỗi quốc gia. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển các năng lực và phẩm chất người học thì phải quản lí được chất lượng giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục, thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lí chất lượng của mỗi nhà trường một cách đồng bộ từ đảm bảo yếu tố bối cảnh, đảm bảo yếu tố đầu vào, đảm bảo yếu tố quá trình dạy và học, đảm bảo yếu tố đầu ra, đặc biệt xác định CĐR của chương trình giáo dục phổ thông. Xây dựng triển khai thực hiện hình ĐBCL trong các sở giáo dục phổ thông sẽ tạo bước đột phá trong đổi mới quản trị nhà trường, xây dựng được phong trào thi đua sôi nổi cạnh tranh lành mạnh trong công tác tuyển sinh, xây dựng uy tín thương hiệu các sở giáo dục, hướng đến xây dựng văn hóa chất lượng trong ngành Giáo dục: học thật, thi thật, sản phẩm thật đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Năm học 2021-2022, Sở GD-ĐT Nghệ An đã triển khai thí điểm hình ĐBCL trong các sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiệu quả nét, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tỉnh Nghệ An lần đầu tiên trong lịch sử xếp vị thứ 20 của cả nước, tăng 14 bậc so với năm 2021. Đặc biệt, đây hình rất hiệu quả về lợi ích kinh tế cho các tỉnh, thành tạo tiền đề lớn để đẩy mạnh hội hóa dịch vụ sự nghiệp công trong giáo dục thành phố, đô thị lớn, những nơi dân số học tăng nhanh.
Nghiên cứu này không chỉ là sự áp dụng lần đầu tiên của các giải pháp đảm bảo chất lượng tại bậc giáo dục phổ thông, mà còn đề xuất một mô hình toàn diện. Mô hình này xoay quanh các yếu tố chính như chuẩn đầu ra, bối cảnh, quản lý đầu vào và đầu ra, Tuyên Truyền và Nâng Cao Nhận Thức: Tăng cường thông tin, phổ biến về công tác đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Triển Khai Mô Hình Đảm Bảo Chất Lượng: Xây dựng và triển khai mô hình đảm bảo chất lượng tại các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh. Chủ Động Tham Mưu và Tạo Cơ Sở Pháp Lý: Tích cực tham mưu cho cấp lãnh đạo, đồng thời đề xuất chính sách và quy định để hỗ trợ công tác đảm bảo chất lượng.
Công Tác Tập Huấn và Đánh Giá: Thực hiện công tác tập huấn, kiểm tra, đánh giá và thưởng phạt để thúc đẩy việc triển khai đảm bảo chất lượng. Sau hơn 3 năm triển khai, chất lượng giáo dục tại Nghệ An đã có những chuyển biến rõ rệt. Mô hình này không chỉ làm thay đổi cách quản trị của hiệu trưởng và giáo viên mà còn thúc đẩy sự chuyển đổi số, tăng cường tự chủ và sáng tạo trong dạy học. Điểm bình quân thi THPT quốc gia tăng từ 5,89 (năm 2018) lên 6,36 (năm 2022), đặt Nghệ An lên vị trí thứ 20/63 tỉnh, thành.
Công trình nghiên cứu và triển khai mô hình đảm bảo chất lượng tại Nghệ An đã chứng minh sự hiệu quả và tính ưu việt. Đây không chỉ là một bước quan trọng trong việc xây dựng văn hóa chất lượng trong giáo dục mà còn là đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Nghệ An đang dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực giáo dục, tạo ra những con người có phẩm chất và năng lực đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thế giới hiện đại.
Thái Văn Thành

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập471
  • Hôm nay24,887
  • Tháng hiện tại211,013
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây