Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất sản xuất giống và trồng thử nghiệm quýt GL3-3 tại Nghệ An

Thứ tư - 13/09/2023 23:13 0
Cây ăn quả có múi là loại cây ăn quả quan trọng của nhiều nước trên thế giới và được sản xuất với khối lượng lớn nhất trong các loại cây ăn quả. Nghệ An có điều kiện đất đai, khí hậu đa dạng thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây có múi. Tổng diện tích đất trồng cam quýt tính đến năm 2017 là 5.589 ha, được trồng tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Con Cuông. Tuy nhiên cơ cấu về diện tích giữa các chủng loại cây có múi ở Nghệ An còn mất cân đối, diện tích cam đang chiếm chủ yếu, trong khi đó diện tích trồng quýt còn rất hạn chế khoảng 5%, chủ yếu là giống quýt PQ1
Tuy diện tích cây ăn quả có múi ở Nghệ An rất lớn nhưng diện tích trồng quýt còn hạn chế do một số giống có chất lượng cao trước đây như giống quýt Dancy, giống quýt Ôn châu bị nhiễm sâu bệnh nặng dẫn đến tình trạng thoái hóa giống nên không thể phát triển được. Hiện nay chủng loại giống quýt ở Nghệ An còn ít, chất lượng không cao; người dân trồng chủ yếu là giống quýt PQ1 có nhiều hạt, xơ bạ nhiều, chưa phù hợp rộng rãi với thị hiếu người tiêu dùng trong nước, chủ yếu đang tiêu thụ nội tỉnh, hiệu quả kinh tế chưa cao.  Cam quýt ở Nghệ An bị sâu bệnh hại gây hại nhiều, đặc biệt là các bệnh như Greening, nhện đỏ, vàng lá thối rễ… nhất là tại những vùng cam trồng tập trung với diện lớn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây cây có múi.

Để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người sản xuất cam quýt trên địa bàn tỉnh Nghệ An, được sự nhất trí của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, Công ty cổ phần Công nghệ xanh Nghệ An đã tiến hành triển khai dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng thử nghiệm quýt GL3-3 tại Nghệ An”. Sau thời gian 30 tháng triển khai thực hiện dự án đến nay đã đạt được những kết quả nhất định.
Với mục tiêu xây dựng thành công mô hình nhân giống và trồng thử nghiệm cây quýt GL3-3 nhằm phát triển giống quýt này có năng suất cao, chất lượng tốt chín rải vụ góp phần nâng cao hiệu qủa kinh tế cho người dân trồng cây có múi trên địa bàn tỉnh.

Nhóm triển khai Dự án đã tiến hành Điều tra khảo sát, lựa chọn địa điểm, hộ triển khai mô hình sản xuất cây giống và mô hình thâm canh tại Thị xã Thái Hòa.  Đào tạo và tiếp nhận quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh gống quýt GL3-3 do Viện nghiên cứu rau quả chuyển giao gồm các quy trình: 1 quy trình công nghệ nhân giống cam quýt; 1 quy trình công nghệ trồng thâm canh quýt GL3-3; 1 quy trình phòng trừ sâu bệnh hại quýt GL3-3.
Đồng thời, triển khai tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất giống và trồng thâm canh giống quýt GL3-3; Xây dựng mô hình sản xuất cây giống quýt GL3-3 tại Nghệ An tại Khu Nghiên cứu thực nghiệm và ươm tạo công nghệ cao tại xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa với quy mô 10.000 cây/vụ.Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống quýt GL3-3 tại Nghệ An quy mô trồng 3ha. Trồng thử 01ha mật độ: 830 cây/ha (khoảng cách 3,5 x 3,0m); 02ha mật độ 950 cây/ha ( khoảng cách 4,0 x 3,0m). Trồng 02 ha tại Khu nghiên cứu Thực nghiệm và ươm tạo công nghệ cao Thái Hòa tại xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa và 01 ha tại xóm 2, xã Nghĩa Tiến, thị xã Thái Hòa.
Quá trình triển khai, đã hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống quýt GL3-3 phù hợp trong điều kiện ở Nghệ An; Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng thâm canh giống quýt GL3-3 trong điều kiện ở Nghệ An và hoàn thiện quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại quýt GL3-3 trong điều kiện Nghệ An.
Như vậy, qua 30 tháng triển khai, mô hình sản xuất quýt GL3-3 đạt kết quả tốt, hiệu kinh tế cao. Cần tiếp tục triển khai chăm sóc và theo dõi đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất trên các mô hình trồng thử nghiệm trong những năm tiếp theo để đánh giá hiệu quả kinh tế có tính chính xác hơn. Đã áp dụng quy trình công nghệ nhân giống quýt GL3-3, quy trình kỹ thuật trồng thâm canh giống quýt GL3-3 và quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại quýt GL3-3  đã hoàn thiện vào sản xuất quýt GL3-3 tại Nghệ An.
Để có thể nhân rộng, nhóm triển khai Dự án đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ An, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư  Nghệ An hỗ trợ xây dựng mô hình trồng thâm canh quýt GL3-3 tại một số vùng trồng cam quýt theo quy hoạch của tỉnh.

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập486
  • Hôm nay37,993
  • Tháng hiện tại115,175
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây