Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa xứ Nghệ thời gian qua

Thứ hai - 07/12/2020 04:21 0

Hồ Thủy - Nguyễn Thủy

  1. Công tác bảo tồn

Về văn hóa vật thể:

     Trong hệ thống di sản văn hóa vật thể thì hệ thống di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật là quan trọng nhất, vì nó chứa đựng trong đó không chỉ giá trị văn hóa hữu thể (vật có hình khối) như đền, chùa, đình, miếu, và nhiều hiện vật, cổ vật trong di tích… Mà trong các di tích lịch sử văn hóa vật thể vẫn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, đó là phong tục tập quán, là không gian và các trình thức lễ hội …

Trước hết, ở công tác nhận diện và phân cấp quản lý các di tích lịch sử văn hóa: Nhận thức rõ vai trò vị trí quan trọng của việc bảo tồn hệ thống di tích, di sản văn hóa của tỉnh nhà, những năm qua ngành văn hóa đã tiến hành tổng kiểm kê khoa học trên địa bàn toàn tỉnh, từ kết quả kiểm kê, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh ra Quyết định số: 1017/QĐ-UBND-VX ngày 01 tháng 4 năm2011 “Về việc phân cấp quản lý các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

Tổng số 1395 di tích, danh thắng, số lượng được phân cấp quản lý như sau: Cấp tỉnh trực tiếp quản lý: 17 di tích; Cấp huyện, thành phố, thị xã trực tiếp quản lý: 239 di tích; Cấp xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý: 1139 di tích;

Qua đây ta có nhận xét số di tích danh thắng phân cấp cho cấp xã, phường, thị trấn quản lý là chủ yếu, điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Việc phân cấp, cấp quản lý trực tiếp di tích có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý, tránh tình trạng khi có sự cố xẩy ra tại di tích có hiện tượng đùn đẩy né tránh.

Những năm qua cũng là những năm sôi động triển khai công tác lập hồ sơ khoa học, làm cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích đã được nhà nước công nhận xếp hạng: cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt.

Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2015 số lượng di tích (bao gồm các loại hình: Khảo cổ, danh thắng, kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử) được các cấp nhà nước ra quyết định công nhận xếp hạng là 332, trong đó:

- Di tích cấp quốc gia đặc biệt: 2

- Di tích quốc gia:  134

- Di tích cấp tỉnh:   196

Đối với các di tích đã có quyết định công nhận xếp hạng của tỉnh, của trung ương, công tác bảo tồn đã được quan tâm. Các di tích đều có ban quản lý chịu sự quản lý trực tiếp của UBND xã, phường, thị trấn, hoặc UBND huyện, thành phố, thị xã… theo sự phân cấp quản lý mà Quyết định 1017 quy định. Các hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích dù bằng nguồn ngân sách nhà nước hay ngân sách xã hội hóa đều chịu sự chi phối của luật di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa: Hàng năm trung ương và tỉnh đều giành một phần ngân sách cho việc bảo tồn, chống xuống cấp thường xuyên cho di tích (Ngân sách trung ương: 1,5 tỷ đồng, ngân sách tỉnh: 1 tỷ đồng).

Bên cạnh việc cấp ngân sách thường xuyên, có một số di tích được triển khai lập dự án tôn tạo nâng cấp như: Dự án trùng tu tôn tạo di tích đền Cuông xã Diễn An, huyện Diễn Châu: 25 tỷ đồng; Dự án trùng tu tôn tạo di tích đình Võ Liệt, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương: 12 tỷ đồng; Dự án trùng tu tôn tạo di tích đền Cờn xã Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai: 26 tỷ đồng; Dự án trùng tu tôn tạo Phủ thờ Trần Đăng Dinh xã Phúc Thành, huyện Yên Thành: 15,5 tỷ đồng; Dự án trùng tu tôn tạo đền thờ Hồ Tông Thốc, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành: 28,5 tỷ đồng; Dự án trùng tu tôn tạo di tích đền Trìa, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh: 6 tỷ đồng…

Ngoài một số dự án hạng trung nêu trên, trong thời gian qua tỉnh ta đã và đang triển khai một số dự án trùng tu tôn tạo và nâng cấp một số di tích trọng điểm với nguồn đầu tư kinh phí lớn như: Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu Di tích lịch sử văn hóa Kim Liên gắn với phát triển du lịch: 350 tỷ đồng; Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu Lưu niệm Tổng Bí Thư Lê Hồng Phong: 250 tỷ đồng; Dự án bảo tồn tôn tạo Di tích Nghĩa trang Thái Lão và Quảng trường XVNT ở Hưng Nguyên: 326 tỷ đồng v.v…

Tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử và nhiều nguyên nhân gồm chủ quan và khách quan, trong thời gian qua hệ thống di tích ở Nghệ An đã xuống cấp trầm trọng. Nhiều di tích xưa vốn nổi tiếng, nhưng nay đã trở thành phế tích như chùa Diệc, chùa Đại Tuệ, Văn miếu Nghệ An… Hàng trăm ngôi đền, hàng trăm ngôi chùa, hàng trăm ngôi đình… xưa nay chỉ còn trong ký ức.Hệ thống di tích ở Nghệ An còn lại đến nay chủ yếu là những công trình kiến trúc bằng gỗ, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nắng lắm, mưa nhiều, lại trải qua hàng trăm năm với nhiều biến động của lịch sử, vì vậy nhiều di tích đến nay đều trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Từ thực tiễn cho thấy, nếu chỉ bằng nguồn vốn của trung ương, của địa phương thì công tác bảo tồn, tôn tạo di tích khó hoàn thành ở một tỉnh còn nghèo như ở Nghệ An.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, ngày 24 tháng 1 năm 2011, UBND tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định 195/QĐ-UBND-VX “Về việc ban hành quy định tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Nghệ An”. Bằng Quyết định 195/QĐ/UBND, Nghệ An trở thành một trong những địa phương đi đầu trong việc quản lý và huy động nguồn ngân sách từ công tác xã hội hóa vào việc tu bổ tôn tạo di tích.

Chỉ trong một thời gian ngắn (từ năm 2011- 2014) nhiều di tích nhanh chóng được phục hồi, tôn tạo, tiêu biểu là những di tích sau:Di tích đền Thượng Diên, huyện Nghi Lộc: 2,5 tỷ đồng; Di tích đền Xuân Hòa, huyện Hưng Nguyên: 3,5 tỷ đồng; Di tích đền thờ Lý Nhật Quang, huyện Anh Sơn: 3,5 tỷ đồng; Di tích đền Yên Lương, thị xã Cửa Lò: 3,5 tỷ đồng; Di tích đình Thanh Đàm, huyện Nam Đàn: 2 tỷ đồng; Di tích đền thờ Nguyễn Xí, huyện Nghi Lộc: 1,5 tỷ đồng…

Đặc biệt có một số di tích nhận được nguồn tài trợ hảo tâm của những chủ doanh nghiệp với nguồn kinh phí lớn hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng: Di tích đền Diên Cờ, huyện Nghi Lộc: 23 tỷ đồng; Di tích chùa Đại Tuệ: hằng trăm tỷ đồng; Di tích - danh thắng đền chùa Gám, huyện Yên Thành: tổng dự toán: 1000 tỷ đồng; Di tích lịch sử Truông Bồn, huyện Đô Lương: tổng dự toán: 365 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh đầu tư của tỉnh: 50 tỷ đồng, số còn lại chủ yếu huy động từ nguồn xã hội hóa, riêng cán bộ ngành giao thông cả nước đóng góp: 60 tỷ đồng v.v…

Công tác sưu tầm bảo quản các hiện vật, tư liệu lịch sử -văn hóa: Trong thời gian qua ngành văn hóa tỉnh nhà luôn quan tâm đến công tác bảo tồn văn hóa, bằng việc tăng cường công tác sưu tầm các tư liệu hiện vật có giá trị đưa về bảo quản ở Bảo tàng tỉnh, nhà truyền thống các huyện, các ngành, các cấp trong tỉnh. Chỉ tính riêng Bảo tàng Nghệ An và Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, số hiện vật và tư liệu trong kho đến hơn 39.100 đơn vị. Ngoài sở hữu nhà nước, các cá nhân trong hội cổ vật Sông Lam-Nghệ An cũng lưu giữ hàng ngàn hiện vât, cổ vật góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa vật thể trên đất Nghệ An.

Về văn hóa phi vật thể

Cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ trên lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa vật thể, những năm qua ngành văn hóa đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng cường công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể trên địa bàn Nghệ An.

Công tác kiểm kê, nhận diện di sản văn hóa phi vật thể: Nhằm giúp mọi người có khả năng nhận diện các loại di sản văn hóa phi vật thể, để từ đó có ý thức và giải pháp bảo tồn, từ năm 2011 đến 2014 ngành văn hóa đã triển khai đợt tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh.

Đối tượng cụ thể là: Tiếng nói và chữ viết của các dân tộc ở Nghệ An; Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, tryện ngụ ngôn, hát ru và hát biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời hoặc ghi chép bằng chữ viết; Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; Tập quán xã hội bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác...

Trong các loại di sản trên, ưu tiên kiểm kê các loại di sản văn hóa phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp.

Kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể như sau:

Từ năm 2011 đến năm 2015, đã triển khai kiểm kê 1.432 di sản, trong đó: Tiếng nói chữ viết: 49 di sản; Tập quán xã hội: 349 di sản; Tri thức dân gian: 387 di sản; Ngữ văn dân gian: 115 di sản; Nghệ thuật trình diễn dân gian: 178 di sản; Lễ hội truyền thống: 140 di sản; Nghề thủ công truyền thống: 200 di sản.

Cùng với phiếu kiểm kê, các huyện thành thị đã xây dựng 168 đĩa hình, 916 ảnh chụp đặc tả các di sản tiêu biểu, 12 bản đồ cấp huyện, 50 bản đồ cấp xã về phân bố di sản trên địa bàn.

Để có điều kiện bảo tồn và phát huy đặc sản văn hóa tinh thần nổi trội của xứ Nghệ là dân ca Ví, Giặm, ngay từ năm 2010 hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã khởi động việc xây dựng hồ sơ đề cử dân ca xứ Nghệ là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Với sự nỗ lực của 2 tỉnh, cuối năm 2012, Ví, Giặm được Bộ VH-TT-DL ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 28/2/2013 hồ sơ Ví, Giặm đã được trình lên UNESCO. Ngày 27/12/2014, tại Pari nước Pháp, Ủy ban liên chính phủ về văn hóa phi vật thể của UNESCO chính thức vinh danh dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Từ đây dân ca Ví, Giặm không chỉ được lưu giữ, bảo tồn ở tầm địa phương 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh mà được nâng lên tầm di sản văn hóa tinh thần đại diện cho nhân loại.

Phục hồi một số lễ hội truyền thống trong thời gian qua:

Kể từ khi công cuộc đổi mới được khởi xướng, nhiều lễ hội truyền thống ở tỉnh ta được khôi phục nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo nhân dân, đáng kể là những lễ hội sau: (Xếp theo thời gian âm lịch).

- Lễ hội Pẩn Pang - Na Ny, xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 05/01 đến ngày 06/01;

- Lễ hội đền vua Mai, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13/01 đến ngày 15/01;

- Lễ hội đền Vạn Lộc, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, diễn ra từ ngày 14/01 đến ngày 16/01;

- Lễ hội đền Cờn, xã Quỳnh Phương, Thị xã Hoàng Mai, diễn ra từ ngày 19/01 đến ngày 21/01;

- Lễ hội đền Quả Sơn, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, diễn ra từ ngày 19/01 đến ngày 20/01;

- Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, diễn ra từ ngày 20/01 đến ngày 22/01;

- Lễ hội Hang Bua, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, diễn ra từ ngày 20/01 đến 22/01;

- Lễ hội Pu Nhạ Thầu, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, diễn ra từ ngày 24/01 đến ngày 25/01;

- Lễ hội đền Nguyễn Xý, xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, diễn ra từ ngày 29/01 đến ngày 01/02;

- Lễ hội đền Đức Hoàng, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, diễn ra từ ngày 29/01 đến ngày 02/02;

- Lễ hội đền Thanh Liệt, xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên, diễn ra ngày 06/02;

- Lễ hội đền Bạch Mã, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, diễn ra từ ngày 09/02 đến ngày 10/02;

- Lễ hội Làng Vạc, xã Nghĩa Hòa, thị xã Thái Hòa, diễn ra từ ngày 07/02 đến ngày 09/02;

- Lễ hội đền Chín Gian, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, diễn ra từ ngày 14/02 đến ngày 16/02;

- Lễ hội đền Cuông, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, diễn ra từ ngày 13/02 đến ngày 15/02;

- Lễ hội Nguyễn Cảnh Hoan, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, diễn ra từ ngày 14/04 đến ngày 15/04;

- Lễ hội đền Ông Hoàng Mười, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, diễn ra từ ngày 09/10 đến ngày 10/10…

Các lễ hội truyền thống sau khi phục hồi đã góp phần xây dựng được sự cố kết cộng đồng trên từng địa bàn gắn với di tích và lễ hội. Các hoạt động trong lễ hội từng bước được trả lại cho cộng đồng dân cư, các bản sắc trong phần lễ ở các lễ hội luôn được quan tâm bảo tồn và phát huy, các trò chơi dân gian luôn là trung tâm của nhiều lễ hội ở Nghệ An.

Công tác sưu tầm, biên soạn các ấn phẩm văn hóa xứ Nghệ: Cũng từ sau thời kỳ đổi mới, với sự đam mê, quý trọng các giá trị văn hóa mà biết bao thế hệ con người xứ Nghệ đã đầu tư công sức, trí tuệ, vật chất của bản thân và tập thể cho việc sưu tầm, nghiên cứu, tập hợp, biên soạn hàng trăm ấn phẩm văn hóa góp phần lưu giữ, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên quê hương xứ Nghệ. 

Một số công trình, tác phẩm tiêu biểu.

- Nguyễn Đổng Chi, Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ An,  năm 1995;

- Phan Đại Doãn, Nghệ An một sắc thái độc đáo, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5 năm 1994;

- Nguyễn Đình Lộc, Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, NXB Nghệ An, 1993;

- Nguyễn Xuân Đức, Bảo tồn,phát triển, phát huy văn hóa các dân tộc- Một chiến lược văn hóa vì sự phát triển bền vững của đất nước, trong đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước năm 2012;

- Lê Bá Hán (chủ biên), Xây dựng con người Nghệ An trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đề tài KH KX-010NA, 196-198;

- Chu Trọng Huyến, Tính cách người Nghệ, NXB Nghệ An;

- Ninh Viết Giao, Về văn hóa xứ Nghệ, NXB Nghệ An. 2003;

- Ninh Viết Giao, Kho tàng ca dao xứ Nghệ;

- Ninh Viết Giao, Tục thờ thần và thần tích Nghệ An;

- Nghệ An di tích - danh thắng - du lịch, Sở VHTT Nghệ  An 1995, v.v…

Đặc biệt trong 10 năm lại đây, nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa xứ Nghệ đã được tổ chức thực hiện. Nổi bật có dự án nghiên cứu Lịch sử Nghệ An từ cổ đại đến hiện đại, xuất bản năm 2012; Dự án nghiên cứu, biên soạn trọn bộ địa chí Nghệ An gọi là Nghệ An toàn chí, với dự kiến trên 20 tập. Một số đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề văn hóa của các dân tộc ít người, như nghiên cứu tri thức dân gian, nghiên cứu ngôn ngữ của người Ơ đu, ngôn ngữ người Đan Lai cũng được tiến hành trong thời gian qua.

Sự du nhập văn hóa ngoại lai trong thời kỳ hội nhập, mở cửa

Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập không chỉ về kinh tế, hàng hóa, mà hội nhập cả văn hóa. Hơn nữa trong kinh tế như hàng tiêu dùng, mỹ phẩm… cũng hàm chứa văn hóa.

Sự du nhập văn hóa ngoại thể hiện bằng nhiều con đường, nhiều kênh khác nhau từ người xuất ngoại về nước, đến khách du lịch nước ngoài… mà ảnh hưởng nhiều nhất là bằng con đường điện ảnh. Người Việt mình đã từng thao thức với những bộ phim hàng chục tập đến hàng trăm tập của nhiều hãng phim nổi tiếng của nước ngoài. Qua việc quảng bá phim, người ta cùng một lúc quảng bá lối sống, phong tục, tập quán… mà tuổi trẻ thường hay bắt chước từ quần, áo đến cả màu son tô môi…

Hiện tượng du nhập văn hóa ngoại trong thời gian qua được dư luận quan tâm là việc các linh vật ngoại lai như hình tượng các sư tử đá hiên ngang án ngữ ở các chốn linh thiêng đình, đền, chùa Việt, hơn thế nữa nó còn hiện diện ở các cơ quan công sở chính quyền từ cấp xã, đến cấp tỉnh. Tỉnh Nghệ An cũng có hiện tượng trên. Hiện nay đã có chủ trương giải phóng những linh vật ngoại lai, song công việc liên quan đến thế giới tâm linh không phải một sớm, một chiều mà giải quyết được.

Thực tế cuộc sống trong thời kỳ giao lưu, hội nhập đang đặt ra cho những nhà hoạch định chính sách và quản lý về văn hóa nhiều vấn đề cần giải quyết là làm sao vừa đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập song vẫn giữ vững bản sắc và truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước? Bởi vì một đất nước, một dân tộc khi đã đánh mất bản sắc, đánh mất những gì mà dân tộc đó có được qua hàng ngàn năm bồi đắp thì dân tộc đó đã bị xâm lăng về văn hóa, dân tộc đó không còn tồn tại trên thực tế.

Giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa luôn luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Làm tốt công tác bảo tồn bao nhiêu là tạo điều kiện cho việc phát huy giá trị văn hóa bấy nhiêu và ngược lại. Nhận thức rõ mối tương tác nêu trên, trong thời gian qua tỉnh Nghệ An luôn luôn chú trọng đến cả 2 lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa xứ Nghệ và đã giành được nhiều thành tựu đáng tự hào, tạo tiền đề cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa xứ Nghệ trong thời gian tới.

Ban hành nhiều văn bản pháp quy và thành lập một số đơn vị mới tạo điều kiện cho công tác phát huy các giá trị văn hóa xứ Nghệ ở Nghệ An trong thời gian qua.

- Một số văn bản pháp quy thiết thực góp phần phát huy các giá trị văn hóa xứ Nghệ trong thời gian vừa qua: Để hoàn thành nhiệm vụ trên đây, ngoài các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý và tác nghiệp về văn hóa đã có từ trước đến nay, những năm qua ngành văn hóa tỉnh đã trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh ra một số quyết định có ý nghĩa sau: Quyết định số: 24/2003/QĐ/UB ngày 29 tháng 1 năm 2003 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy chế quản lý, bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 01/2007/QĐ-UB ngày 05 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh Nghệ An về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Thành lập một số đơn vị mới tác nghiệp mang tính chuyên ngành đáp ứng với yêu cầu thực tiễn như: Ban quản lý Di tích - Danh thắng Nghệ An, thành lập ngày 05/04/2002; Ban quản lý Quảng trường HCM và tượng đài Bác Hồ, thành lập ngày 10/04/2003; Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, ra đời năm 2009 từ Nhà hát dân ca Nghệ An; Ban quản lý khu di tích lịch sử Truông Bồn, thành lập ngày 16/4/2014;

  1. Công tác phát huy

Công tác phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa có bước khởi sắc:

Từ năm 1988 đến nay, Nghệ An đã có hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa được trùng tu, tôn tạo hay phục hồi từ nhiều nguồn khác nhau: nhà nước, doanh nghiệp, doanh nhân và bằng nguồn công đức của đông đảo nhân dân tham gia đóng góp. Các di tích sau khi được bảo tồn, tôn tạo càng có điều kiện phát huy tác dụng trong việc phục vụ lễ hội, quảng bá du lịch, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Nhiều di tích đã trở thành địa chỉ đỏ, nơi học sinh các trường tiến hành ngoại khóa, học về lịch sử địa phương như di tích lịch sử Truông Bồn - Đô Lương, di tích lịch sử đền Cuông - Diễn Châu, di tích lịch sử đền Bạch Mã - Thanh Chương. Tiêu biểu là khu di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn hàng năm đón tiếp từ 1,5 triệu đến 2 triệu lượt khách tham quan, học tập.

Thời kỳ đầu để khôi phục các lễ hội truyền thống đã bị mai một do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài (từ năm 1945 - 1976 ), từ năm 1985 ngành văn hóa tỉnh nhà đã chủ động đề xuất và trích một phần ngân sách cho việc phục hồi một số lễ hội như: Lễ hội đền Cuông, Diễn An, Diễn Châu; Lễ hội Vua Mai, thị trấn Nam Đàn, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn;Lễ hội đền Cờn, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu.v.v…

Chỉ trong một thời gian ngắn, các lễ hội ở tỉnh ta được trả về cho từng huyện, từng xã nơi có di tích, triệt để xã hội hóa công tác lễ hội.

Trong gần 30 lễ hội diễn ra hàng năm trên địa bàn Nghệ An, ngoài những lễ hội truyền thống vẫn có những lễ hội mới được hình thành xuất phát từ nhu cầu tình cảm, sự biết ơn của hậu thế đối với các bậc tiền nhân, anh hùng, liệt sĩ như:

- Lễ hội Làng Sen, diễn ra tại Nam Đàn và thành phố Vinh, nhằm tôn vinh và tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hù

Nguồn tin: khxhnvnghean.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây