Bàn giải pháp và chương trình phối hợp hoạt động KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp

Thứ năm - 27/09/2018 05:21 0

 

   Sáng ngày 26/9/2018, Sở Khoa học và Công nghệ cùng với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có buổi làm việc bàn giải pháp và chương trình phối hợp triển khai Nghị quyết 06 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy và đánh giá ứng dụng, nhân rộng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

     Tham dự buổi làm việc về phía Sở KH&CN có đồng chí Trần Quốc Thành - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở; đồng chí Hoàng Nghĩa Nhạc - Phó Giám đốc Sở cùng Trưởng các phòng chuyên môn và các đơn vị thuộc Sở. Về phía Sở NN&PTNT có đồng chí Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở, cùng đại diện các phòng, đơn vị chuyên môn thuộc Sở.

Upload

     Toàn cảnh buổi làm việc

Trong 2 năm 2016-2017 ngành khoa học công nghệ đã bàn giao cho Sở NN&PTNT 20 đề tài, dự án KH&CN. Ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp đạt được nhiều kết quả: Nhiều mô hình kinh tế trang trại được phát triển có hiệu quả (HTX nông nghiệp 19/5 Nghĩa Đàn, mô hình trồng và chế biến dược liệu của Công ty CP Dược liệu Pù Mát, Công ty cổ phần dược liệu Mường Lống…). Đã hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa của Công ty CP thực phẩm sữa TH; mô hình trồng, khai thác và chế biến dược liệu... Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả tiếp tục được nhân ra diện rộng thành công như nuôi cá lồng hồ; đưa giống lúa jamonica năng suất cao, mô hình trồng Cam, Quýt PQ, bưởi Hồng Quang Tiến, Đại táo, mô hình sản xuất giống và trồng cây trám đen ở Thanh Chương; công nghệ tưới nhỏ giọt cho mía, cam; ứng dụng tiêu chuẩn VietGap trong sản xuất chè, ứng dụng công nghệ vi sinh chế biến thức ăn cho trâu, bò, lợn từ cây ngô, lá sắn.

Upload

     Mô hình sản xuất giống và trồng cây trám đen ở Thanh Chương

Phối hợp tốt trong công tác QLNN về chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc trưng địa phương như chỉ dẫn địa lý và dán tem truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản như Cam Vinh, Thương hiệu tập thể Chè Nghệ An, Nhãn hiệu chứng nhận Nước mắm Vạn Phần, thương hiệu tập thể nước mắm Hải Giang, cá thu nướng Cửa Lò....

Upload

  Nghệ An ưng dụng tiêu chuẩn VietGap trong sản xuất chè (Nguồn: Báo Nghệ An)

 Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế và gặp khó khăn, đặc biệt việc nhân rộng kết quả còn nhiều bất cập do một số đề tài, dự án trước khi đưa ra nhân rộng phải qua quá trình khảo nghiệm, kiêm định.

Upload

     Mô hình trồng thanh long ruột đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Đô Lương (Nguồn: Đài PT-Th Nghệ An)

Thảo luận tại buổi làm việc đại diện Trạm Khuyến nông tỉnh cho rằng việc chuyển giao kết quả nghiên cứu cần phối hợp rà soát để mang lại hiệu quả cao nhất; đối với đề tài cấp huyện nên dựa vào lợi thế của các huyện để nghiên cứu và ứng dụng, đối với đề tài cấp tỉnh ưu tiên vấn đề trọng tâm là chương trình ứng dụng công nghệ cao và xây dựng thương hiệu gắn với chuỗi sản phẩm;...

Upload

   Đại diện Trạm khuyến nông tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

 Đại diện Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN cho rằng chưa có sự lồng ghép đối với các chương trình trong đề xuất các mô hình ứng dụng trên địa bàn

    Đồng chí Hoàng Nghĩa Nhạc - Phó Giám đốc Sở KH&CN nêu: Hoạt động khoa học công nghệ tập trung cho hai lĩnh vực lớn là nông nghiệp và y tế, tuy nhiên việc lồng ghép chương trình còn gặp khó khăn vì chưa có căn cứ pháp lý liên quan, xây dựng sản phẩm theo chuỗi còn nhiều hạn chế, việc tuyên truyền, giới thiệu về sở hữu trí tuệ đang mới nên các địa phương triển khai còn lúng túng và chưa nắm rõ được tầm quan trọng. Trong thời gian tới, hai ngành cần xác định đối tượng chủ lực để có tác động, chọn các cây, con chủ lực như cây dược liệu, cây chè, cây ăn quả, bò. Về vùng sản xuất nên lựa chọn miền núi và trung du. Về ứng dụng kết quả đề tài lựa chọn 1 số kết quả để nhân rộng qua kênh khuyến nông;... Để thực hiện các định hướng đó, hai ngành có văn bản trình UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo.

Upload

   Đ/c Hoàng Nghĩa Nhạc - PGĐ Sở KH&CN phát biểu tại buổi làm việc

Đồng chí Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở đánh giá những kết quả đạt được trong phối hợp hoạt động của hai ngành, tuy nhiên theo đồng chí: Nên có chính sách để mở rộng kết quả nghiên cứu; đối với cấp huyện hướng tới các sản phẩm cụ thể, lợi thế của tỉnh, của địa phương, và có định hướng sản phẩm cho từng huyện; Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân;...

Upload

   Đ/c Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở NN&PT NN phát biểu tại buổi làm việc

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KH&CN nhấn mạnh trong thời gian tới, hai ngành cần xác định rõ một số nhiệm vụ và chương trình phối hợp như sau: Xác định một số sản phẩm chủ lực của tỉnh, của từng địa phương; xây dựng sản phẩm đặc sản theo lợi thế của mỗi huyện. Để xây dựng thành công các sản phẩm chủ lực các phòng ban liên quan cần rà soát trong chuỗi giá trị yếu khâu nào thì đề xuất khắc phục từng khâu. Ưu tiên xây dựng các sản phẩm để thành hàng hóa. Giao cho các địa phương rà soát lại các sản phẩm thế mạnh, đặc sản của địa phương để có lựa chọn xây dựng dự án các cấp, mô hình khuyến nông. Đẩy mạnh xây dựng tiêu chuẩn chất lượng theo Vietgap, Globalgap. Để thực hiện định hướng đó tập trung cho các giải pháp: hàng năm 2 sở có đánh giá, rà soát và đề xuất nhiệm vụ nào cần tiếp tục kiểm định lại trước khi nhân rộng, nhiệm vụ nào đưa vào khuyến nông nhân rộng. Lồng ghép các nguồn kinh phí tác động xoay quanh các sản phẩm đã lựa chọn. Phối hợp tròn mô hình tổ chức sản xuất. Tạp chí KHCN, Chuyên san phối hợp Trung tâm khuyến nông tổ chức truyền thông hiệu quả ứng dụng trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, đề nghị Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình kiểm định sau đề tài, dự án; đề xuất chương trình xây dựng thương hiệu nông sản; tư vấn cho huyện các mô hình từ các nguồn sự nghiệp và các chương trình mục tiêu trên địa bàn.

         Bài, ảnh: Minh Tú - Hồ Thủy

Nguồn tin: khxhnvnghean.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây