Về bức thư ngoại giao Việt - Nhật cổ nhất

Thứ năm - 08/04/2021 05:21 0

HASUDA, Takashi (蓮田隆志)

ĐH Ritsumeikan Châu Á - Thái Bình Dương (APU)

 Mở đầu

Cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII là thời kỳ mà hơn hàng ngàn người Nhật Bản sang giao thương tại Việt Nam và chính phủ hai bên trao đổi quốc thư cho nhau. Trong bối cảnh đó, xứ Nghệ (Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay) và người xứ Nghệ đóng vai trò quan trọng bởi thương thuyền Nhật Bản (Châu Ấn thuyền) sang xứ Nghệ để buôn bán. Những tài liệu gốc về giao lưu Nhật – Việt thời kỳ này được để lại ở Nhật Bản khả phong phú, dù tài liệu gốc ở Việt Nam không có nhiều và chưa được khai thác đầy đủ.

Một bức thư được phát hiện vào tháng 4 năm 2013. Bức thư này là thư ngoại giao cổ nhất giữa Nhật Bản và Việt Nam, chúng tôi gọi đây là “Bức thư tín của An Nam quốc Phó đô đường Phúc Nghĩa hầu Nguyễn” (安南国副都堂福義侯阮書簡), có niên đại năm 1591. Hiện tại, viện Bảo tàng Quốc gia Kyushu lưu giữ bức thư này và nó đã được nhà nước Nhật Bản công nhận là bảo vật di sản quan trọng[1]. Qua khoảng bảy năm từ việc phát hiện ra bức thư này, các nhà sử học, gồm bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu lại chưa có sự đồng nhất. Anh Trần Mạnh Cường của thư viện tỉnh Nghệ An (bút danh Tử Quang) công bố một bài về bức thư này cuối năm 2014, đưa ra nhận định người gửi bức thư là Nguyễn Cảnh Đoan, một thành viên của dòng họ Nguyễn Cảnh xứ Nghệ[2]. Tôi cũng nhận định rằng người gửi thư là Nguyễn Cảnh Đoan tại hai lần hội thảo quốc tế[3] nhưng lại bị kéo dài công bố đó bằng bài viết trên tạp chí khoa học[4]. Tuy nhiên, nghiên cứu của hai người chúng tôi được tiến hành độc lập nhau, và nhận xét về người gửi thư lại có sự đồng nhất. Còn nhà nghiên cứu khác đưa ra nhận xét khác, đó là người gửi bức thư này có thể thuộc về chính quyền Đàng Trong[5], thế nên nhận xét về vấn đề này lại chưa được thống nhất. Thế vậy thì nhận dịp hội thảo lần này, tôi xin được giới thiệu một số nhận xét của tôi về vấn đề này và thêm giới thiệu sơ giản về tài liệu Nhật Bản. Ngõ hầu giúp cho mọi người thấy được đóng góp to lớn của người Nghệ trong mối quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thời kỳ trung đại.

Upload

 

Di cảo bức thư có tựa đề “An nam phó đô đường phúc nghĩa hầu nguyễn” (Nguồn: Bảo tàng Kyushu)

 1. Ngày tháng và niên hiệu

Ngày tháng của thư này là ngày hai mươi mốt tháng ba nhuận, niên hiệu Quang Hưng năm thứ Tư. Theo nghien cứu của GS Lê Thành Lan, ngày này là ngày 13 tháng 5 năm 1591 lịch Gregory[6]. Chúng ta thấy được “tháng ba nhuận” trong năm ấy ở Bản kỷ quyển 17 của Đại Việt Sử ký Toàn thư, đây cùng với lịch Trung Quốc (lịch Đại Thống) còn lịch Senmyō mà người Nhật Bản sử dụng thời đó, năm này có tháng Giêng nhuận cho nên lịch trong bức thư này hoàn toàn phù hợp với lịch Việt Nam.

Thời kỳ đó, hai triều đình là nhà Mạc ở Thăng Long và nhà Lê ở Thanh Hoa phân tranh Bắc – Nam. Rõ ràng là tác giả của bức thư này thuộc về triều đình nhà Lê vì Quang Hưng là niên hiệu của vua Thế Tông nhà Lê từ năm 1578 đến 1599 chứ không phải niên hiệu của triều Mạc. Tuy nhiên một vấn đề nữa cần phải xem xét bởi lúc bấy giờ Nguyễn Hoàng đã thiết lập căn cứ địa của mình ở xứ Thuận – Quảng, từng bước trở thành một chính quyền độc lập, cho nên chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn người gửi thư thuộc về triều đình Thanh Nghệ ở xứ Đàng Ngoài hoặc chính quyền Nguyễn Hoàng ở xứ Đàng Trong.

 2. Đô đường

Để tìm hiểu về người gửi thư thì tên gọi và tước chức trên bức thư được xem là quan trọng nhất. Ở dòng đầu có tên gọi và tước chức của người gửi là: “An Nam quốc Phó Đô đường Phúc Nghĩa hầu Nguyễn túc thư 安南国副都堂福義侯阮粛書”. Viện Bảo tàng Quốc gia Kyushu (Nhật Bản) đặt tên “Bức thư của An Nam quốc Phó đô đường Phúc Nghĩa hầu Nguyễn Túc 安南国副都堂福義侯阮粛書簡”. Một số nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Kyushu đã đưa ra nhận định rằng chữ Túc là tên riêng của Phúc Nghĩa hầu. Tôi không đồng ý với nhận xét đó, bởi chữ Túc ở đây kết hợp với chữ Thư phía sau, sẽ có nghĩa là “trân trọng gửi thư”, chứ không phải tên riêng của một người nào đó. Câu này có nghĩa là một người họ Nguyễn, tước vị là Phúc Nghĩa hầu, giữ chức quan Phó đô đường ở nước An Nam trân trọng gửi thư (tới vua Nhật Bản).

Chức danh “Phó đô đường 副都堂” hay “đô đường” rất hiếm trong các sử liệu bên Viêt Nam kể cả các biên niên sử như Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Lê triều Trung hưng Công nghiệp Thực lựcĐại Việt Thông sử lẫn tài liệu quan chế thời nhà Lê trung hưng như Lịch triều Hiến chương Loại chí và Lê triều Quan chế Điện lệ, tôi tìm thấy được chỉ một thí dụ trong Cương mục:

 Tháng 7 (Bảo Thái năm thứ 3 (1722)), mùa thu. Định phép bảo cử các quan văn, quan võ.

Các quan: từ tam phẩm trở lên do lệnh chỉ đặc biệt bỏ dụng; từ tứ phẩm trở xuống nếu có khuyết ngạch, thì mỗi năm một kỳ giao cho các quan trong đô đường bảo cử, rồi xin lệnh chỉ xét định. Quan võ từ nhất phẩm đến tùng ngũ phẩm 91 người, quan văn từ nhất phẩm đến tùng ngũ phẩm 52 người, từ lục phẩm trở xuống, số viên chức không bó buộc theo hạn định[7].

 Bản dịch của Viện Hán Nôm dịch câu “phó đô đường bảo cứ付都堂保擧” là “giao cho các quan trong đô đường bảo cử”, tức là dịch giả nghĩ rằng từ “đô đường” ở đây nghĩa một cơ quan hoặc một nơi mà những quan lại làm việc nói chung hơn một quan chức cụ thể.

Ở Trung quốc, đô đường chỉ văn phòng tể tướng thời nhà Đường đến nhà Tống, còn gọi là ngự sử trong các nha môn giám sát, Tổng đốc và Tuần phủ thời nhà Minh vì Tổng đốc và Tuần phủ thường xuyên kiêm nhiệm chức quan ngự sử của Đô sát viện[8].

Còn chúng ta tìm thấy được bảy thí dụ trong những tài liệu được để lại ở Nhật Bản (xin xem phân tài liệu). Từ Đô đường xuất hiện trên tài liệu Đàng Trong (a và b) lẫn Đàng Ngoài (từ c đến g). Các thí dụ “Thuận Hóa Đại đô đường quan” (a và b), “bản xứ (Nghệ An xứ) Đô đường quan” (e) và “Bố chính đô đường” (g) cho rằng chức quan đô đường có liên quan đến thừa tuyên hoặc xứ, đơn vị hành chính địa phương cao nhất đương thời.

Hai “Đại đô đường” trong tài liệu c và d kết hợp với Nguyễn Cảnh Kiên, tức đây là danh chức của cá nhân. Tài liệu b gồm “Tân nhiệm đô đường”, “Thuận Hóa Đại đô đường quan”, và “Đô đường quan”, cái trước chỉ cá nhân còn hai cái sau nhóm quan lại làm việc cho cơ quan Đại đô đường hoặc Đô đường. Tài liệu e và f đều được Liêm Quận công Trần Tịnh cấp cho, cách nhau chỉ trong thời gian ba thán. “Đô đương quan” trong tài liệu e chỉ đều ba người (Nguyễn Cảnh Kiên, Trần Tịnh, và Nguyễn Cảnh Hà), từ cú này nghĩa là ba người đều thuộc về một cơ quan (đô đường), có thể giống nghĩa “bản xứ quan” trong tài liệu c. Còn “Đô đương quan” trong tài liệu f chỉ Trần Tịnh thôi nhưng từ này nghĩa “một trong những quan lại làm việc cho đô đường”.

Tóm lại, “đô đường” chỉ cơ quan cai quản một xứ, “(đại) đô đường quan” là tên gọi chung của các quan lại làm việc cho đô đường, và “Đại đô đường” là quan chức riêng của người đứng đầu đô đường. Chính vì vậy, “Phó đô đường” là một chức danh của người đứng thứ hai ở một xứ. Đô đường trường hợp Cương Mục cũng phù hợp với quan điểm này.

Như nói trên, cơ quan đô đường chưa được thấy ra trong các sử liệu chế độ quan lại Việt Nam thế kỷ XVI và XVII. Tôi nghĩ rằng tên gọi đô đường là tên cao nhất của Trấn thủ. Dưới chế độ Hồng Đức nửa cuối thế kỷ XV, đơn vị hành chính địa phương cao nhất được gọi Thừa tuyên; nhưng Đạo, Xứ, hoặc Trấn cũng được sử dụng[9]. Trong thừa tuyên có ba ty: Tán trị Thừa chính sứ ty, Thanh hình Hiến sát sứ ty và Đô chỉ huy sứ ty. Ba ty phân công dân sự, giám sát và quân sự. Nhưng từ thời Lê sơ, cơ cấu hành chính địa phương cao cấp luôn luôn khó đóng vai trò vì quy mô quan liêu chưa đầy đủ, cho nên võ quan cao cấp luôn kiêm nhiệm văn quan cao cấp để cai quản quân sự lẫn dân sự và cai quản vùng biên giới được thuận lợi hơn. võ quan ấy mang danh chức “Trấn thủ”[10]. Sau khi nội loạn xảy ra từ đầu thể ký XVI, vai trò của Trấn thủ trở nên lớn hơn, mà bằng chứng rõ ràng nhất là những võ quan hoặc đại thần được bổ nhiệm chức trấn thủ ở nội trấn như Mạc Đăng Dung. Các đô đường và Đại đô đường ở các tài liệu có lẽ giống nhau. Xưng gọi đô đường có thể được lấy tên gọi cao nhất của tuần phủ ở nhà Minh vì tuần phủ cai quản dân sự lẫn quân sự trong một địa phương như trấn thủ ở Việt Nam. Tôi xin giới thiệu một sự lệ “Thanh Hoa Chính phó Trấn thủ 清華正副鎮守” trong một bản Toàn Thư[11]. “Phó đô đường” trên bức thư năm 1591 chắc là tương đương “Phó Trấn thủ”. Vì vậy, tôi xin được nhận định rằng người gửi thư năm 1591 là một võ quan đang làm việc cho nha môn trấn thủ với tư cách là người đứng thứ hai, dù chưa biết thừa tuyên nào.

 3. Tước vị và họ

Thời Lê trung hưng, đặc biệt là nửa đầu thể ký XVII, tước vị quan trọng nhất để biểu hiện vị trí cao thấp của các quan văn võ, như Phan Huy Chú cho rằng “thời đầu Trung hưng, tước cấp quan trọng nhất 中興初、爵級最重”[12]. Xem qua các sử liệu trước khi triều đình nhà Lê hồi phục Thăng Long, chúng ta thấy được rất nhiều quận công và hầu, đại đa số là võ quan vì thời kỳ đó là một thời kỳ chiến tranh[13]. Thế vậy, vị trí của Phúc Nghĩa hầu chưa phải là tước vị cao nhất trong triều đình, ông có thể là một trong nhiều tướng quân cao cấp.

Theo nghiên cứu của riêng tôi, tôi đã tìm thấy được một người mang tước Phúc Nghĩa hầu. Trong các gia phả của họ Nguyễn Cảnh ở Thanh Chương – Nghệ An như Hoan châu ký có một người mang tước Phúc Nghĩa hầu, ông tên là Nguyễn Cảnh Đoan 阮景端, con thứ tám của danh tướng Nguyễn Cảnh Hoan[14]. Mặc dù không có chức danh Phó đô đường hoặc Phó trấn thủ trong các gia phả, nhưng “Tham đốc” và “Thần Vũ tứ vệ quân vụ sự” là chức quan của võ quan lại phù hợp với chức danh trên bức thư.

Họ Nguyễn Cảnh đóng đóng vai trò quan trọng trong quân đội nhà Lê ở Thanh – Nghệ dưới sự lãnh đạo của Trịnh Kiểm và Trịnh Tùng. Các tài liệu được để lại ở Nhật Bản cho rằng những thành viên của họ Nguyễn Cảnh như Nguyễn Cảnh Kiên và Nguyễn Cảnh Hà làm việc ở xứ Nghệ đầu thế kỷ XVII và giúp nhiều thương nhân người Nhật ở vụ chìm thuyền ở cửa biển Đan Nhai năm 1609 (cùng với Văn Lý hầu Trần Tịnh). Vợ của Nguyễn Cảnh Hà là con gái chúa Trịnh Tùng, tên là Ngọc Thanh cũng là người nuôi sống những nạn nhân trong vụ chìm thuyền nói trên và cấp bằng cho họ[15]. Hoạt động của cha và anh của Nguyễn Cảnh Đoan có thể là bằng chứng thêm về Nguyễn Cảnh Đoan cũng hoạt động ở xứ Nghệ. Còn một cái bằng chứng thêm là bức thư tín của Văn Lý hầu Trần Tịnh (tài liệu e)[16]. Bức thư này được phát hiện với bức thư của Phúc Nghĩa hầu, việc này cho thấy hai bức thư được để lại cùng một nơi, mặc dù lai lịch của hai bức thư này trước khi Bảo tàng Kyushu mua không được công bố. Văn Lý hầu hoạt động ở xứ Nghệ thì bức thư của Phúc Nghĩa hầu cũng có thể có liên quan đến xứ Nghệ. Rất tiếc chúng ta chưa tìm thấy được bằng chứng vững chắc, chỉ có những bằng chứng bổ sung cho việc nghiên cứu. Nhưng bản thân tôi xin được suy đoán Phúc Nghĩa hầu trên bức thư năm 1591 là Nguyễn Cảnh Đoan.

 4. Ngoại giao hay giao thiệp cá nhân?

Nếu suy đoán của tôi đúng, thì bức thư tín của Phúc Nghĩa hầu là bức thư một tướng quân địa phương cao cấp gửi tới vua. Vì vậy, chúng ta cần phải thừa nhận rằng hình thức văn chương của bức thư này không được trang trọng và phù hợp đối với chính quyền nước Nhật Bản lúc bấy giờ. Tất nhiên, phó đô đường và quốc vương không cùng vị thế, nhưng hình thức bức thư này là “thư 書”. Hình thức này được sử dụng giữa những người bình đẳng trong khu vực Đông Á rất phổ biến thời trung đại, như giữa tướng quân[17] Nhật Bản và vua Triều Tiên[18]. Thực tế, Nguyễn Cảnh Đoan đã cho thấy sự kính trọng của mình bằng cách thêm dấu tròn trước từ Quốc vương. Tuy nhiên cách sử dụng thêm dấu tròn này phổ biến ở Việt Nam thời kỳ trung đại, nhưng lại không phổ biến tại Nhật Bản nên không một người Nhật Bản nào hiểu rõ về biết cách thức này.

Nguồn gốc hình thức Thư là Thư Khiết 書契. Hình thức này vốn được sử dụng ở thư tín giữa cá nhân như bạn bè, bằng hữu, sau đó được ứng dụng trong ngoại giao để biểu hiện sự bình đẳng. Có khả năng, Nguyễn Cảnh Đoan nhằm kết nối mối quan hệ riêng với vua Nhật Bản nhưng chưa rõ tại sao ông sử dụng hình thức Thư thay thế cho hình thức khác như Thận hoặc Khải.

Upload

 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo

 5. Thay lời kết luận

Một số tài liệu địa phương về lịch sử TP Nagasaki cho rằng năm đầu thời Văn Lục (1593-96), Toyotomi Hideyoshi, người nắm quyền bính tối cao ở Nhật Bản thời đó, cấp giấy tờ với châu ấn cho những thương gia lớn ở Nagasaki, Kyoto, và Sakai để gửi thương thuyền tới các nước Đông Nam Á gồm Đông Kinh (Đàng Ngoài) và Quảng Nam (Đàng Trong). Giáo sư Iwao Seiichi nghĩ rằng các tài liệu này là các cứ của sự thiết lập chế độ Châu Ấn thuyền[19]. Nhưng theo giáo sư Nakada Yasunao, những ghi chép này không tin cậy được vì những tài liệu đó được biên soạn hơn trăm năm sau[20] thì chưa thể đi đến kết luận nhất định.

Nếu ý kiến của giáo sư Iwao đúng thì việc gửi thương thuyền có thể được coi sự hưởng ứng với thư tín của Nguyễn Cảnh Đoan, mặc dù không có thông tin về bức thư này trong các tài liệu bên Nhật Bản đương thời. Tôi nghĩ rằng thư của Nguyễn Cảnh Đoan không được dâng lên tới Toyotomi Hideyoshi, bởi vì văn chương bức thư trên không được trang trọng như tôi đã nói ở trên. Hơn nữa, Toyotomi Hideyoshi bấy có uy tín rất lớn, ông gửi sứ đến Tổng đốc Philippines tại Manila yêu cầu đầu hàng năm 1591, tức cùng năm Nguyễn Cảnh Đoan gửi thư, và cũng là thời điểm bắt đầu xâm lược Triều Tiên vào năm sau. Vì vậy, nếu Hideyoshi đọc thư của Nguyễn Cảnh Đoan thì ông chắc chắn sẽ không hài lòng và tỏ ra tức giận. Mối quan hệ giữa hai nước được tiến hành trong dân gian, khoảng mười năm sau đó mới thiết lập ngoại giao chính thức giữa Mạc phủ Tokugawa mà chính quyền kế thừa Toyotomi Hideyoshi và Đàng Trong.

 

[Phần tài liệu]

*Tên gọi của các tài liệu theo tạp tài liệu của ông Fujita Reio [Fujita 2014] (xem phần phụ lục). No. cũng nghĩa số trong tạp tài liệu ấy.

 【a】安南國天下統兵都元帥阮潢致書写:弘定2年(1601)5月5日付[藤田2014:No.2]

致使順化大都堂官與顯貴商客事、皆已誤。

Bức thư của Thụy quốc công (Nguyễn Hoàng) tới Toyotomi Hideyoshi. Ngày mòng 5 tháng 5 Hoằng Định năm thứ 2 (1601) (bản sao trong Ikoku Raikan Shitatame 異国来翰認) [Fujita 2014, No.2]

... bất Thuận Hóa Đại đô đường quan và các thương khách tàu của [Shirahama] Kenki đều làm sai [xử lý sự kiện].

 【b】安南國天下統兵都元帥阮潢書簡写:弘定2年(1601)5月5日付[藤田2014:No.3]

又蒙文翰、乃前任都堂往復。今我新任都統元帥…順化大都堂官、不識顯貴良商與船衆爭氣、不意都堂官事誤身故。

Bức thư của Thụy quốc công (Nguyễn Hoàng) tới Terasawa Masanari. Ngày mòng 5 tháng 5 Hoằng Định năm thứ 2 (1601) (bản sao trong Gaiban Syokan 外蕃書翰) [Fujita 2014, No.3]

Còn được nhận thư [của Terasawa] thì Đô đường tiền nhiệm (Nguyễn Phúc Nguyên) gửi thư nhau rồi. Bây giờ, tôi vừa mới trở thành Đô thống Nguyên soái .... Vì Thuận Hóa Đô đường quan không biết [Shirahama] Kenki vỗn là thương nhân lành thì cãi nhau với thủy thủ [tàu của Kenki], bất ngờ Đô đường quan bị chết.

 【c】安南國文理侯達書写:弘定11年(1610)2月9日付[藤田2014:No.22]

其本處官大都堂右府舒郡公・文理侯・駙馬廣富侯…

Bức thư của Văn Lý hầu (Trần Tịnh) tới những người Nhật bị gặp đắm tàu. Ngày mòng 9 tháng 2 Hoằng Định năm thư 11 (1610) (bản sao trong Ikoku Nikki 異国日記 quyển hạ) [Fujita 2014, No.22]

Này, các quan bản xứ (xứ Nghệ) Đại đô đường Hữu phủ Thư quận công (Nguyễn Cảnh Kiên), Văn lý hầu, và Phò mã Quảng Phú hầu (Nguyễn Cảnh Hà)....

 【d】安南國廣富侯書簡写:弘定11年(1610)2月20日付[藤田2014:No.23]

其臺下(廣富侯)嚴侍 ○ 大都堂右府舒郡公憐養三十九人…

Bức thư của Quảng Phú hầu (Nguyễn Cảnh Hà) tới vua Nhật Bản. Ngày 20 tháng 2 Hoằng Định năm 11 (1610) (bản sao trong Ikoku Nikki 異国日記 quyển thượng) [Fujita 2014, No.23]

Này, bố của đài hạ (Nguyễn Cảnh Hà), tức là Đại đô đường Hữu phủ Thư quận công (Nguyễn Cảnh Kiên) thương xót [nó] thì chăm sóc ba mươi chín người [Nhật bị đắm tàu]...

 【e】安南國文理侯書簡:弘定11年(1610)2月25日付[藤田2014:No.24]

其本處都堂官右府舒郡公・掌監文理侯・駙馬廣富侯…

Bức thư của Văn Lý hầu (Trần Tịnh) cho lái Nhật Bản Thị Lương và Bích Sơn bá v.v. Ngày 25 tháng 2 Hoằng Định năm thư 11 (1610) (hiện bật ở Bảo tàng Quốc gia Kyushu) [Fujita 2014, No.24]

Này, các quan bản xứ Đô đường Hữu phủ Thư quận công (Nguyễn Cảnh Kiên), Thưởng giám Văn lý hầu, và Phò mã Quảng Phú hầu (Nguyễn Cảnh Hà)....

 【f】安南國文理侯書簡:弘定11年(1610)5月13日付[藤田2014:No.27]

安南國都堂官文理侯、奉差徃乂安處興元縣華園社、知日本艚。

Bức thư của Văn Lý hầu (Trần Tịnh) cho lái người Nhật Bản. Ngày 13 tháng 5 Hoằng Định năm thứ 11 (Suminokura Monjo 角倉文書) [Fujita 2014, No.27]

An Nam quốc Đô đường quan Văn Lý hầu, kính nhận mệnh ý đến xã Hòa Viên, huyện Hưng Nguyên, xứ Nghệ An cai trị tàu Nhật Bản.

 【g】安南國華郡公書簡写:弘定20年(1619)4月17日付[藤田2014:No.36]

安南國布政都堂右府華郡公、拜書大邦日本國奉行大人麾下。

Bức thư của Hoa quận công tới ngại Bugyō[21] (bản sao trong Gaiban Syokan 外蕃書翰) [Fujita 2014, No.36]

An Nam quốc [châu] Bố Chính Đô đường Hữu phủ Hòa quận công, kính gửi bức thư tới ngại Bugyō của nước mạnh lớn Nhật Bản.

 [Phân phụ lục: Giải thích sơ giản về các tài liệu Nhật Bản trong bài này]

Sự giới thiệu về tài liệu mối quan hệ Nhật – Việt được đẻ lại ở Nhật Bản khá sơm, ông Lê Dư, bút danh Sở Cuồng viết hai bài trong tạp chí Nam Phong năm 1921 và 21. Ông ấy thu tập và giới thiệu 35 bức thư trong các tài liệu Ikoku Nikki, Koji Ruien, Dainippon Shiryo, Nagasakishi, và Nanpo Bunshu nhưng chưa hết[22].

Nhận dịp kỷ niệm 40 năm thành lập quan hệ ngoại giao Nhật – Viêt, viện Bảo tàng Quốc gia Kyushu kế hoạch tổ chức một triển lãm quy mơ lớn về lịch sử quan hệ Việt – Nhật. Quá trình chuẩn bị đó, Nghiên cứu viên ông Fujita Reio (bây giờ chuyển đến vụ Văn hóa của bộ Giáo dục) bắt đầu điều tra tài liệu về mối quan hệ Nhật – Việt được để lại ở Nhật Bản, bức thư của Phúc Nghĩa hầu được phát hiện ra. Năm 2014-15, ông ấy công bố 2 bài tạp tài liệu về đề tài này với hiệu đính rất công phu[23]. Ông ấy cũng công bố phần tích văn bản đó từ gốc độ văn bản học, đó rất hữu ích nhưng tiếc lắm là nó không được công bố trên mạng[24]. Ở tập tài liệu ông Fujita thu tập 62 bức thư và hiệu đính giữa các v

Nguồn tin: khxhnvnghean.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây