Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc miền Tây Nghệ An trong phát triển sinh kế

Thứ ba - 20/08/2024 05:48 0
Lễ hội với việc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Nghệ An – scodedemo
                               Thiếu nữ Thái trong Lễ hội hang Bua, Quỳ Châu     Ảnh: nguồn internet                                                   Bàn về vai trò của văn hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định văn hoá đặt ngang hàng với các lĩnh vực hoạt động của xã hội: Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.  Phát triển vai trò văn hoá trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định văn hoá phải đặt ngang hàng với kinh tế: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước, xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá trong phát triển sinh kế bền vững là phương pháp, cách thức tốt nhất để cộng đồng phát huy nguồn lực nội sinh trong xu thế phát triển hiện nay.
1.Vai trò văn hoá trong phát triển sinh kế bền vững
Văn hoá với vai trò là động lực phát triển để tạo nên những giá trị quan trọng trong xã hội. Văn hoá vốn hình thành và phát triển trong quá trình sản xuất, được con người chắt lọc, lựa chọn để tạo nên bản sắc riêng. Trong quá trình sinh tồn văn hoá và phát triển kinh tế có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, bởi văn hoá là động lực nội sinh thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trong quá trình phát triển văn hoá dần dần thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh, tác động đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Khai thác tốt yếu tố văn hoá trong quá trình phát triển tạo sự khác biệt và phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Văn hoá là yếu tố quan trọng trong việc giới thiệu quảng bá sắc thái riêng về sản phẩm bản địa để tăng hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của địa phương gắn với  bảo tồn và phát huy văn hoá bản địa.
Kinh tế và văn hoá có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, vậy nên nếu chỉ tập trung một trong hai mặt này thì sẽ không khai thác hết các giá trị văn hoá truyền thống vào phát triển kinh tế, ngược lại nếu không sử dụng yếu tố văn hoá trong phát triển kinh tế thì tính hiệu quả và khả năng tạo khác biệt trong cạnh tranh kinh tế  sẽ hạn chế và vấn đề bảo tồn và phát huy sẽ kém hiệu quả ảnh hưởng đến các vấn đề  khác của xã hội và cộng đồng.  Vì vậy,  chúng ta cần hài hoà và kết hợp song song giữa bảo tồn văn hóa và phát triển sinh kế, nếu chỉ chú trọng một trong hai mặt đó sẽ không khai thác hết tiềm năng lợi thế. Bảo tồn hệ giá trị văn hóa dân tộc là cơ sở vững chắc để phát triển sinh kế có hiệu quả và việc chủ động, tích cực phát triển sinh kế trong văn hoá sẽ phát huy được tiềm năng lợi thế của các dân tộc thiểu số, vừa tranh thủ được các điều kiện mới để phát triển. Như vậy, bảo tồn và văn hoá và hát triển sinh kế có mối quan mật thiết với nhau. Chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ để xây dựng  hướng đi nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và  tham mưu chính sách phù hợp để xây dựng các  mô hình cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa,  đặc biệt  là vùng đồng bào dân tộc, nơi có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển.
Phụ nữ Mông ở Kỳ Sơn với nghề dệt, thuê trang phục truyền thống    Ảnh: Hồ Thủy
2. Phát huy các giá trị văn hoá đồng bào dân tộc miền Tây Nghệ An  trong  phát triển sinh kế hiện nay
          Miền Tây Nghệ An có 13.745 kmdiện tích vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), chiếm 83% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số toàn tỉnh hiện có 3.327.791 người, trong đó, dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi  trên 1,2 triệu người (chiếm 36% dân số toàn tỉnh). Đồng bào dân tộc thiểu số có 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh và chiếm 40,93% dân số trên địa bàn miền núi, có 47 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số có số đông chủ yếu là: Thái (338.559 người), Thổ (71.420 người), Khơ Mú (43.139 người), Mông (33.957 người), Ơ Đu (411 người).  Đồng bào các dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An hiện lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống có thể phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc tiếp cận đưa các giá trị văn hoá truyền thống vào phát triển sinh kế giúp đồng bào dân tộc miền Tây Nghệ An có sự thay đổi phù hợp với điều kiện thực tiễn nguồn lực nội sinh trong văn hoá.  
          Sử dụng vốn tri thức bản địa trong văn hoá: Trong quá trình phát triển đồng bào các dân tộc miền Tây Nghệ An đưa tri thức văn hoá bản địa vào phát triển sinh kế bền vững thông qua các hoạt động sản xuất, dịch vụ các yếu tố văn hoá được phát huy thể hiện đặc trưng riêng. Trên lĩnh vực du lịch tại mô hình du lịch cộng đồng, các hoạt động về dân ca, dân vũ được đưa vào để phục vụ du khách, tri thức văn hoá ẩm thực được vận dụng để chế biến món ăn. Trong sản xuất nông nghiệp, tri thức văn hoá bản địa được dùng để sản xuất, canh tác, chăm sóc cây trồng. Trong sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống các yếu tố hoa văn, kỹ thuật đan cài truyền thống được sử dụng để tạo nên sản phẩm mang tính đặc trưng riêng của từng dân tộc.
Đặc biệt, nhiều tri thức bản địa của đồng bào đã và đang phát huy giá trị trên thực tế. Vốn tri thức bản địa được  đồng bào dân tộc Thái, Thổ, Mông, Khơ Mú, tích lũy, học hỏi qua thời gian hình thành nên vốn văn hoá góp phần cho hoạt động mưu sinh.  Rất nhiều tri thức bản địa có ảnh hưởng tích cực và đang được sử dụng trong hoạt động sinh kế của đồng bào như: Tri thức trong nghề thủ công (sử dụng kỹ thuật đan cài, hoa văn, kỹ thuật nhuộm, chế biến sợi để tạo nên sản phẩm đan lát, dệt); Tri thức trong nông nghiệp, lâm nghiệp (sử dụng kiến thức nông lịch, ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, kỹ thuật đa canh, xen canh, đa dạng sinh học…); Tri thức ẩm thực (Sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế biến, câu chuyện về văn hoá để chế biến các món ăn đặc trưng của  dân tộc mình); Tri thức dân ca, dân vũ (Làn điệu múa, hát trong sinh hoạt cộng đồng, trong hoạt động quảng bá, trong mô hình du lịch)…..
Trên lĩnh vực du lịch: Các địa phương Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong đã đem yếu tố văn hoá bản địa của dân tộc Thái, dân tộc Mông vào mô hình phát triển du lịch cộng đồng. Thông qua mô hình du lịch để nuôi dưỡng, bảo tồn phát huy giá trị văn hoá của dân tộc mình. Đồng bào dân tộc Thái (Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong), đồng bào dân tộc Mông (Kỳ Sơn) đã đưa văn hoá bản địa để tạo đặc trưng riêng trong xây dựng các sản phẩm du lịch  thu hút khách du lịch về với địa phương. Ngoài ra mô hình du lịch cộng đồng giúp nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm giải quyết nguồn lao động dư thừa cho các địa phương. Từ việc giải quyết nguồn lao động dư thừa còn góp phần nâng cao thu nhập làm thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ lao động, góp phần hạn chế dòng di cư của cộng đồng từ khu vực nông thôn miền núi ra khu vực thành thị, đảm bảo cho phát triển bền vững miền Tây nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Mặt khác thông qua hoạt động du lịch  trải nghiệm, du lịch cộng đồng du khách tham gia vào hoạt động lễ hội, văn hóa dân gian, cùng người dân sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống, tìm hiểu kiến trúc nghệ thuật, di sản của đồng bào mình và thưởng thức các đặc sản ẩm thực truyền thống.
Thông qua hoạt động du lịch  trải nghiệm, du lịch cộng đồng du khách tham gia vào hoạt động lễ hội, văn hóa dân gian, cùng người dân sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống, tìm hiểu kiến trúc nghệ thuật, di sản của đồng bào mình và thưởng thức các đặc sản ẩm thực truyền thống.
Trên lĩnh vực thủ công truyền thống: Đồng bào dân tộc Thái khai thác hiệu quả nắm bắt được xu thế và nhu cầu thị trường khi hướng đến các sản phẩm bản địa để sử dụng hoa văn, nguyên liệu từ sợi tơ tằm, sợi bông, áp dụng kỹ thuật nhuộm truyền thống bằng các nguyên liệu tự nhiên. Đặc biệt để tăng giá thành sản phẩm đồng bào Thái Quỳ Châu đã biết đa dạng hoá sản phẩm từ chiếc áo, khăn truyền thống thành sản phẩm thời trang hiện đại, đa dạng hoá chăn, ga, gối đệm, trên ghế sofa. Đặc biệt sản phẩm dệt của hợp tác xã thổ cẩm Châu Tiến đã được đưa ra thị trường quốc tế ở các nước Châu Âu, đặc biệt tham gia triển lãm Quốc tế Maison & Objet 2023 tại  Paris, đây là triển lãm danh tiếng hàng đầu thế giới về phong cách sống, thiết kế nội thất và trang trí nhà cửa. Ngoài ra đồng bào Mông (Kỳ Sơn) sử dụng  hoạ tiết hoa văn bản địa, dệt nguyên liệu tự nhiên, sử dụng kỹ thuật sáp ong tạo sản phẩm độc đáo mang đậm nét văn hoá của người Mông Kỳ Sơn Nghệ An tạo thành sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước….
Dân tộc Thái và dân tộc Mông, dân tộc Thổ, dân tộc Khơ Mú đã sử dụng tri thức truyền thống trong đan lát của dân tộc mình để tạo ra các sản phẩm đan lát phục vụ cho nhu cầu cuộc sống và một số sản phẩm đã được đưa vào làm hàng hoá phục vụ du khách và thị trường trong nước. Ngoài ra các địa phương đã thông qua nghề truyền thống của dân tộc phục vụ khách tham quan du lịch như: Nghề rèn, kỹ thuật vẽ sáp ong (dân tộc Mông) nghề dệt dệt thổ cẩm của dân tộc (dân tộc Mông, Thái) nhằm thu hút khách đến các làng bản để có cơ hội tìm hiểu giá trị văn hóa bản địa.
Trên lĩnh vực bảo vệ tài nông nghiệp: Tri thức bản địa có vai trò trong đa dạng sinh học nên nhiều quốc gia đang cố gắng dựa vào tín ngưỡng của cư dân bản địa để bảo vệ rừng, duy trì đa dạng sinh học mà người dân bản địa là lực lượng tham gia chính... Các nhà khoa học giữa vào đặc điểm này hợp tác với người dân bản địa tạo ra những giống cây, con mới.
Các đồng bào dân tộc miền Tây Nghệ An đã sử dụng vốn văn hoá bản địa từ nông nghiệp truyền thống như sử dụng kỹ thuật chọn giống, cách chăm sóc các giống cây bản địa, phương pháp thu hoạch để tạo nên những sản phẩm đặc trưng của đồng bào. Điển hình như sản phẩm gừng, gà, dưa leo… (Dân tộc Mông, Kỳ Sơn), nếp nương, xoài bản địa, rau củ quả của người Thái…Ngoài ra các dân tộc miền Tây Nghệ An sử dụng vốn văn hoá truyền thống để bảo vệ bền vững tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp sinh thái, nông lâm kết hợp, luân canh cây trồng, quản lý sâu hại, đất đai và nhiều kiến thức khác về khoa học nông nghiệp.
Như vậy cùng với xu thế phát triển, vấn đề bảo tồn phát huy văn hoá theo hướng sinh kế bền vững đã được đồng bào các dân tộc miền Tây Nghệ An khai thác tiềm năng chú trọng phát huy và đã có những kết quả ban đầu. 
Nghề đan lát truyền thống mang lại nguồn thu nhập cho bà con đồng bào     Ảnh: Dương Hạnh
Những vấn đề hạn chế đặt ra
+ Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc ở miền Tây Nghệ An theo hướng sinh kế bền vững mang tính nhỏ lẻ còn là những mảnh ghép thiếu tính chuyên nghiệp và tính đồng bộ.
+ Việc lựa chọn và xác định yếu tố then chốt trong văn hoá cho từng lĩnh vực để đảm bảo hiệu quả và phát huy bền vững để vừa tạo sinh kế bền vững vừa bảo tồn văn hoá và quảng bá các giá trị đặc trưng văn hoá đồng bào các dân tộc miền Tây Nghệ An đến với bạn bè quốc tế còn nhiều hạn chế.
+ Hầu hết các địa phương đã nhìn thấy rõ vai trò của vấn đề văn hoá trong sinh kế bền vững, nhưng còn nhiều lúng túng khi thực hiện. Quy trình và cách làm thiếu kiểm chứng, thiếu nghiên cứu đặc thù và tham vấn những người có chuyên môn.
+ Hiện chưa có chiến lược riêng và cụ thể cho lĩnh vực bảo tồn và phát huy văn hoá  theo hướng sinh kế bền vững cho miền Tây Nghệ An. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao về văn hoá ứng dụng. Quy trình thực hiện đối với mô hình, sản phẩm khai thác giá trị văn hoá chưa khoa học, thiếu tính chuyên nghiệp và chưa phù hợp với thực tiễn địa phương và nhu cầu thị trường.
+ Các sản phẩm thủ công truyền thống dệt, đan lát có nhiều tiềm năng để khai thác theo hướng đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế chưa được quan tâm nhiều, hiện đang dừng lại ở mô hình gia đình, chưa được lan toả nhiều trong cộng đồng
+ Các mô hình du lịch  khi xây dựng chưa nghiên cứu sâu yếu tố đặc trưng trong văn hoá của đồng bào cũng như nhu cầu của du khách quốc tế, chưa có phương pháp marketting phù hợp  nên việc thu hút khách du lịch đến với miền Tây Nghệ An còn khiêm tốn
+ Các sản phẩm nông nghiệp hiện chưa quảng bá được yếu tố đặc trưng văn hoá bản địa trong sản phẩm truyền thống
3.Một số gợi ý về hướng bảo tồn và phát huy văn hoá của đồng bào dân tộc theo hướng sinh kế bền vững
          Nhận thức rõ mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong phát triển để có định hướng toàn diện giữa cấp ngành, địa phương về vấn đề bảo tồn, phát triển văn hoá, du lịch vùng dân tộc thiểu số  miền Tây Nghệ An trong phát triển sinh kế bền vững. Từ đó để xây dựng cho miền Tây Nghệ An một chiến lược riêng và cụ thể về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá theo hướng sinh kế bền vững.
Trước khi xây dựng khai thác các yếu tố văn hoá vào phát triển sinh kế cần nghiên cứu các yếu tố nhu cầu thị trường, khả năng phát huy trong nội lực cộng đồng phù hợp với thực tiễn địa phương và nhu cầu thị trường cụ thể:
 Đối với sản phẩm thủ công truyền thống  trước khi đa dạng cần có khảo sát chuyên sâu, lựa chọn yếu tố văn hoá bản địa trên sản phẩm truyền thống và tham vấn ý kiến cộng đồng; sau đó thiết kế sản phẩm tiến hành tham vấn nhu cầu thị trường trong nước và thị trường quốc tế, phân loại nhu cầu khách hàng, thị trường nhà đầu tư hướng tới, cuối cùng tập huấn cho đồng bào để sản xuất sản phẩm.
Đối với các mô hình du lịch: Khai thác tri thức bản địa vào xây dựng mô hình cần lựa chọn các yếu tố văn hoá đặc trưng trong ẩm thực, dân ca, dân vũ, sản phẩm đặc thù địa phương để đưa vào mô hình du lịch. Xây dựng các câu chuyện về văn hoá của đồng bào để giới thiệu cho du khách. Hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp, nông thôn, với mô hình văn hoá du lịch. Hướng “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với Metaverse”  (Metaverse là công nghệ trải nghiệm du lịch ảo một cách chân thực trong không gian 3D mà không cần phải trực tiếp có mặt tại điểm du lịch, bằng cách cách sử dụng cộng nghệ số xây dựng  không gian du lịch ảo tại các điểm du lịch giúp người dùng trải nghiệm điểm du lịch trước khi đến điểm du lịch thật)
+ Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực bảo tồn phát huy văn hoá theo hướng sinh kế bền vững. Mặt khác, phối hợp nghiên cứu, tư vấn, đào tạo cho địa phương về ứng dụng các giá trị văn hoá vào phát triển sinh kế bền vững gắn với chuyển đổi số quốc gia và ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0.Triển khai các hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn miền Tây Nghệ An. Ứng dụng các nền tảng công nghệ kết hợp với việc thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch... phát triển  mô hình du lịch văn hoá, sản phẩm văn hoá cộng đồng xanh, bền vững, hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1.Lê Thanh Bình (2022)Giá trị của bản sắc văn hóa và con người vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tác động tới định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới. Học viện dân tộc.
2. Lê Thị Hiếu (2018) Nghiên cứu ứng dụng tri thức bản địa dân tộc Thái miền Tây Nghệ An trong phát triển kinh tế - xã hội. Báo cáo đề tài cấp tỉnh
3. Lê Thị Hiếu (2021) Nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy tri thức địa phương dân tộc Thổ tại các huyện miền Tây Nghệ An . Báo cáo đề tài cấp tỉnh
4.Hồ Chí Minh: Về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1997, tr11
5.Nguyễn Phú Trọng: “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Tạp chí Cộng sản, số 979, tháng 12-2021, tr. 7

 

TS. Lê Hiếu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây