Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị cảnh báo mất điện và giám sát Trạm biến áp hạ thế từ xa qua mạng thông tin di động trên nền WebServer
Cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đời sống nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu của Ngành điện Việt Nam. Theo thống kê của Ngành điện, hàng năm có hàng nghìn sự cố xảy ra liên quan đến TBA, có hàng trăm vụ trộm cắp tài sản của Ngành điện tại các TBA, điều này ảnh hưởng rất lớn đến yêu cầu cung cấp điện ổn định, liên tục và uy tín của Ngành điện Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại để giám sát, cảnh báo các TBA là rất cần thiết
Hiện nay, trên cả nước có hàng trăm nghìn TBA hạ thế đƣợc lắp đặt trên khắp mọi miền của tổ quốc, do các Công ty điện lực, các Điện lực quận, huyện trực tiếp quản lý. Tại một số Công ty điện lực đã thí điểm lắp đặt thiết bị giám sát TBA từ xa, còn lại việc theo dõi hoạt động, giám sát các thông số kỹ thuật của các TBA phần lớn vẫn thực hiện thủ công, định kỳ công nhân phải trực tiếp đến các TBA kiểm tra, đo đếm, thu thập số liệu và ghi chép sổ sách, lập báo cáo. Tại mỗi Điện lực có 01 bộ phận trực xử lý sự cố (XLSC) điện luôn luôn bố trí nhân lực để trực 24/24. Tuy nhiên, khi có sự cố xảy ra tại các TBA hạ thế gây mất điện cả trạm hoặc một khu vực, thì bộ phận trực XLSC không có thông tin mất điện kịp thời và chính xác vị trí xảy ra sự cố, mà thông tin chủ yếu do người dân ở khu vực bị mất điện cung cấp.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ trộm cắp tài sản của Ngành điện tại các TBA, gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến việc cấp điện ổn định, liên tục và tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Đứng trước tình hình đó, một số đơn vị đã nghiên cứu giải pháp cảnh báo, giám sát TBA. Các giải pháp này được áp dụng bước đầu đã thu được hiệu quả nhất định, tuy nhiên, các thiết bị giám sát TBA hầu như chưa kết hợp với chức năng đo đếm điện năng, tần suất gửi các thông số cần giám sát còn "thưa", chưa có tính năng cảnh báo mất điện ở các lộ ra của tủ hạ thế, khi mất điện thì không giám sát được.
Trước nhu cầu cấp thiết đó, Trường Đại học Điện lực đã đăng ký và được Bộ Công thương phê duyệt cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Duy Phong chủ trì thực hiện đề tài: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị cảnh báo mất điện và giám sát Trạm biến áp hạ thế từ xa qua mạng thông tin di động trên nền WebServer. Với mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thiết kế, chế tạo và ứng dụng thành công thiết bị cảnh báo mất điện và giám sát TBA hạ thế từ xa qua mạng thông tin di động, nhằm quản lý và giám sát hiệu quả các TBA hạ thế.
Đề tài đã hoàn thành tất cả các nội dung theo thuyết minh đề tài được phê duyệt và thu được những kết quả như sau:
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng việc quản lý, giám sát các TBA hạ thế đang sử dụng trên lưới điện Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn giải pháp công nghệ để cảnh báo mất điện và giám sát TBA hạ thế từ xa.
- Nghiên cứu giải pháp truyền thông giữa Trung tâm và thiết bị cảnh báo, giám sát.
- Nghiên cứu thiết kế thiết bị cảnh báo và giám sát TBA hạ thế từ xa.
- Nghiên cứu xây dựng các chương trình điều khiển cho thiết bị cảnh báo và giám sát.
- Nghiên cứu thiết kế, xây dựng Phần mềm cảnh báo, giám sát tại Trung tâm.
- Đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công 02 Thiết bị cảnh báo mất điện và giám sát TBA hạ thế và xây dựng được Phần mềm cảnh báo, giám sát TBA hạ thế tại trung tâm
Sản phẩm của đề tài đã được thử nghiệm để cảnh báo mất điện và giám sát TBA hạ thế tại Công ty Điện lực Bắc Từ Liêm và thu được kết quả khả quan, được Công ty Điện lực Bắc Từ Liêm đề nghị tiếp tục nhân rộng mô hình của đề tài này.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15789/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)
Tin khác
- 3 nội dung chính trong lần thứ ba sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
- Hoàn thiện quy trình phân lập, lưu trữ giống, công nghệ nuôi trồng tảo Spirulina platensis và sản xuất chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina platensis tại Nghệ An.
- Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An
- Khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Nam Đàn
- Nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại Nghệ An
- Bàn giải pháp đưa nông sản Nghệ An vào các hệ thống siêu thị
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An triển khai hiệu quả phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối
- Nghệ An đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ 7,5% - 8,5% trong năm 2021
- Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP
- Khép kín quy trình sản xuất sạch sản phẩm tương Nam Đàn
- Hội thảo Đánh giá hoạt động liên kết ứng dụng, chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025
- “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Oncoplastic điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 0, I, II tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
- Mỹ ra mắt giống lúa lai chất lượng cao tại Việt Nam
- UBND huyện Quỳnh Lưu: Công bố thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị bàn về: “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025”.
- Nghệ An đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
- Những dấu mốc lịch sử hình thành tỉnh Nghệ An trong Mộc bản triều Nguyễn
- Quy trình công nghệ bảo quản, chế biến hồng quả tại Nam Đàn
- Nghệ An có trang trại cam Vinh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu
- Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giải trí và truyền thông”