Nghiên cứu chọn giống Keo tai tượng có năng suất cao chống chịu bệnh mục ruột phục vụ trồng rừng gỗ lớn cho vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ

Thứ sáu - 26/04/2024 05:44 0
Vừa qua, TS. La Ánh Dương cùng các cộng sự tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn giống Keo tai tượng có năng suất cao chống chịu bệnh mục ruột phục vụ trồng rừng gỗ lớn cho vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ”.
.
https://www.vista.gov.vn/vn-uploads/news/2024/4-2024/24-4-2024/4.jpg
Sau một thời gian triển khai thực hiện, đề tài đã có những báo cao sau:  Yếu tố độ cao và độ dốc ở cả ba vùng sinh thái Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ trong nghiên cứu này đều không ảnh hưởng đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh mục ruột của rừng trồng Keo tai tượng. Yếu tố tuổi cây ở vùng Bắc Trung Bộ không có ảnh hưởng đến bệnh mục ruột nhưng ở vùng Đông Bắc Bộ và Nam Trung Bộ có ảnh hưởng rõ đến tình hình bệnh mục ruột rừng trồng Keo tai tượng. Trong đó rừng trồng dưới 4 tuổi bị bệnh nhẹ hơn hẳn rừng trồng trên 4 tuổi. Tại Ba Vì đã phân lập được 91 mẫu có phản ứng màu tím (nấm mục nâu), 30 mẫu có phản ứng màu cam và 73 mẫu lên cả hai màu (nấm mục trắng). Tại Tuyên Quang đã phân lập được 24 mẫu nấm mục ruột. Tại Bàu Bàng - Bình Dương đã phân lập được 43 mẫu nấm mục ruột. Kết quả phân lập và kiểm tra tổng hợp cho thấy có 59 chủng phân giải trung bình; 19 chủng phân giải mạnh và 27 chủng phân giải rất mạnh, số lượng các chủng nấm phân giải yếu chiếm số lượng lớn 553 chủng. Trong 27 chủng nấm thuộc 9 chi có 13 loài khác nhau trong đó có 20 chủng chỉ xác định được đến chi và có thể thuộc 9 loài mới. Có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng, chất lượng thân, tỷ lệ và mức độ mục ruột giữa các gia đình Keo tai tượng trong 3 khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 tại Ba Vì, Quỳ Hợp và Bàu Bàng (F.pr < 0,001). Sinh trưởng trung bình ở khảo nghiệm hậu thế tại Bàu Bàng (8 tuổi) (D1.3 = 22,6 cm; Hvn = 21,1 m; V = 455 dm3) nhanh hơn rất nhiều so với khảo nghiệm tại Ba Vì (9 tuổi) (D1,3 = 21,5 cm; Hvn = 18,4 m; V = 363,2 dm3), khảo nghiệm tại Quỳ Hợp (9 tuổi) sinh trưởng kém nhất (D1.3 = 15,8 cm; Hvn = 16,6 m; V = 172,5 dm3). Tại Khảo nghiệm Ba Vì, tỷ lệ và mức độ mục ruột trung bình giữa các gia đình (P = 3,3%, R = 1,7 điểm) cao hơn tại Tuyên Quang (P = 1,9%, R = 1,5 điểm) còn tại khảo nghiệm tại Bàu Bàng có tỷ lệ và mức độ mục ruột (P = 1,9%, R = 1,5 điểm).
Đề tài đã chọn lọc được 124 cây trội, gồm 90 cây trội từ các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 tại Ba Vì - Hà Nội, Sơn Dương - Tuyên Quang, Bàu Bàng - Bình Dương; 34 cây trội từ rừng trồng sản xuất tại Lang Chánh - Thanh Hóa, Sơn Dương - Tuyên Quang và Long Thành - Đồng Nai, các cây trội được chọn lọc có độ vượt từ 21,52-79,9% về đường kính, chiều cao từ 16,2-51,2% và tỷ lệ mục ruột từ 1-3%. Xây dựng 9,0ha khảo nghiệm hậu thế và 6,0ha vườn giống cây ghép Keo tai tượng Yên Sơn - Tuyên Quang, Cam Lộ - Quảng Trị, Ba Tơ - Quảng Ngãi. Đối với Keo tai tượng việc kết hợp dd H2O2 20% trong thời gian 30 phút với dd NaDCC 1% trong thời gian 10 phút cho hiệu quả khử trùng tốt nhất Môi trường nhân chồi thích hợp cho Keo tai tượng là: MS* +1,5mg/l BAP + 30mg/l đường sucrose + 4,25mg/l agar. Công thức bổ sung 1,5 mg/l IBA cho hiệu quả ra rễ tốt nhất với tỷ lệ ra rễ là 98,1%, số rễ/cây đạt 2,4 rễ, chiều dài rễ đạt 1,5 cm.
Nhóm đề tài kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép thực hiện các dự án sản xuất thử về nhân giống mô CFF và khảo nghiệm mở rộng các giống TBKT cho Keo tai tượng. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các nghiên cứu cải thiện giống Keo tai tượng phục vụ trồng rừng gỗ lớn./.
 

Nguyễn Hà

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay453,021
  • Tháng hiện tại2,421,250
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây