Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng thương phẩm một số giống nghệ có năng suất, chất lượng cao trên địa bàn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Thứ ba - 23/04/2024 22:59 0
Tổng đội TNXP9 Nghệ An đóng quân trên địa bàn xã Tam Hợp, huyện Tương Dương chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống gồm 5 bản, 531 hộ với  2.594 nhân khẩu, gồm 5 hệ Dân tộc:  Mông, Thái, Kinh, Tày Pọong và Khơ Mú. Đời sống của nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng như việc phát nương làm rẫy. Bên cạnh đó đường xá đi lại vào một số bản còn khó khăn, dân trí thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế, kinh tế chưa phát triển, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể, đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, nên tình trạng di cư, đốt nương làm rẫy trái phép còn diễn ra…

Tương dương là một huyện miền núi cao nằm ở phía tây của tỉnh Nghệ An. Huyện có diện tích 2812,07 km2 nhưng diện tích đất nông nghiệp chỉ có  0,32% diện tích đất tự nhiên của huyện (901,09ha), phần còn lại là diện tích đất lâm nghiệp và các loại đất khác. Trong đó diện tích trồng nghệ trên địa bàn huyện Tương Dương không nhiều, nghệ được trồng chủ yếu tại xã Tam Hợp dao động từ 19-20ha.        Trong những năm đầu, thì nghệ được trồng tự phát, sau nghệ được trồng tập trung hơn, có quy hoạch cụ thể từ huyện giao chỉ tiêu về cho xã. Đến nay, nghệ trên địa bàn đã xây dựng được vùng nguyên liệu tập trung. Các giống nghệ hiện đang trồng trên địa bàn xã Tam Hợp là giống nghệ vàng và nghệ đỏ có nguồn gốc địa phương và du nhập từ nơi khác về. Giống nghệ đỏ đang trồng trên địa bàn xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An là giống nghệ ở tỉnh Đắc Lắc.
có năng suất chất lượng cao trên địa bàn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An”.
Năng suất giống nghệ đỏ trồng trên địa bàn xã Tam Hợp, huyện Tương Dương đạt từ 16 đến 21 tấn/ha. Tương Dương với lợi thế có điều kiện về sinh thái phù hợp cho sự phát triển của cây nghệ chất lượng cao. Do đó, việc khôi phục những giống nghệ địa phương, tìm kiếm du nhập những giống nghệ có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển nghề trồng nghệ và chế biến các sản phẩm từ nghệ trên địa bàn huyện Tương Dương.

  Tuy nhiên, thực tế sau nhiều năm liên tục sản xuất cố định một giống nghệ trên địa bàn huyện Tương Dương đã bộc lộ một số vấn đề bất cập như: Năng suất nghệ vàng hiện nay tính trong 3 năm gần nhất chỉ duy trì từ 20 - 22 tấn/ha và có xu hướng đi xuống, trong khi đó một số vùng thâm canh nghệ tại miền Bắc có năng suất lên tới 29 - 48,2 tấn/ha (nghệ vàng Hưng Yên và nghệ vàng Bắc Giang); Các vấn đề về sâu bệnh, đặc biệt là bệnh hại củ nghệ đã xuất hiện. Mặt khác, theo yêu cầu của quy trình kỹ thuật trồng nghệ vàng nói chung, hiện nay chu kỳ canh tác liên tục của một giống nghệ chỉ nên kéo dài từ 3-5 năm và cần phải có sự thay thế giống mới. Trước những yêu cầu như vậy, việc thử nghiệm các giống nghệ vàng mới có tiềm năng năng suất cao hơn, chất lượng dược liệu tốt hơn là hết sức cần thiết, vừa góp phần đa dạng hóa nguồn giống nghệ tại huyện Tương Dương vừa góp phần duy trì nguồn sinh kế bền vững cho bà con nông dân khu vực miền núi huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An.
Tổng đội TNXP9 Nghệ An có 12 cán bộ, viên chức, đội viên, người lao động có trình độ, năng lực sẵn sàng đảm nhận mọi nhiệm vụ mà cấp trên, ban chỉ huy đơn vị giao phó. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của huyện Tương Dương nói riêng và tỉnh nhà nói chung, tình hình kinh tế, văn hóa của Tổng đội TNXP9 Nghệ An có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở sản xuất chế biến Tinh bột nghệ của đơn vị ngày càng hiện đại đáp ứng được nhu cầu về sản lượng, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế của nhân dân trong vùng dự án. Ngoài ra, đơn vị có Khu chăn nuôi trị giá 3 tỷ đồng là nơi để xây dựng các mô hình trình diễn, cung cấp con giống chất lượng như: Lợn đen, gà đen, ngan … tổ chức cho nhân dân trong vùng tham gia học tập và làm theo. Vừa qua, đơn vị đã triển khai Dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng thương phẩm một số giống nghệ. Dự án triển khai thành công trong việc “Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng thương phẩm một số giống nghệ có năng suất, chất lượng cao sẽ có Tác động lớn đến kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
Về mặt kinh tế, cây nghệ vàng những năm gần đây vốn đã là cây trồng xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tương Dương, do đó việc tiếp tục thử nghiệm để đa dạng hóa giống nghệ góp phần ngăn ngừa vấn đề thoái hóa giống, giảm năng suất chất lượng cũng như góp phần đa dạng hóa các sản phẩm từ nghệ vàng tại huyện Tương Dương. Dự án triển khai thành công dự kiến sẽ mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cho người dân trồng nghệ tại đây. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng ở vùng miền núi sẽ giúp tăng diện tích trồng trọt loại nông sản có giá trị cao, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng của tỉnh góp phần phát triển thêm vùng cây dược liệu của tỉnh, trở thành một trong những sản phẩm kinh tế quan trọng của huyện Tương Dương trong tương lại.
Về mặt xã hội, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân vùng dự án và lân cận. Tạo động lực cho người dân thực hiện thâm canh chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm và từng bước hình thành vùng sản xuất nho hàng hóa tập trung, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản, chất lượng cao.
Lợi ích của cộng đồng, an ninh và quốc phòng, dự án không chỉ giúp xóa đói, giảm nghèo, mà giải quyết việc làm cho nông dân, trung bình 1 ha trồng nghệ sẽ giải quyết được việc làm cho 10 lao động, bên cạnh đó giúp người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi yên tâm sản xuất, hạn chế được nạn du canh du cư và phá rừng…, góp phần ổn định an ninh chính trị vùng biên giới Tam Hợp./.
 

Nguyễn Hữu Thìn

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập369
  • Hôm nay46,279
  • Tháng hiện tại1,040,427
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây