« Quay lại
Hơn 95% dân số Trái đất đang hít thở không khí ô nhiễm nguy hiểm
Cập nhật ngày:
![]() |
Hơn 95% dân số thế giới đang hít thở không khí ô nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, người dân ở đây phải đối mặt với ô nhiễm không khí cả trong nhà lẫn ngoài trời.
Cuộc khủng hoảng chất lượng không khí đã nhận được sự quan tâm hơn, cũng như là việc đã đánh giá được chính xác hơn những tác động của ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí được cho là nguyên nhân của 6,1 triệu ca tử vong trong năm 2016, với ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân chủ yếu, chiếm 4,1 triệu người chết, theo một nghiên cứu quy mô lớn của Viện Y tế.
Vấn đề đang trở nên tồi tệ hơn khi dân số của Trái đất đã nhanh chóng được đô thị hoá. Số ca tử vong toàn cầu liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời được ước tính đã tăng 19,5% từ 3,3 triệu người chết năm 1990.
Điều đó có nghĩa là ô nhiễm không khí đã trở thành nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trong số tất cả các rủi ro về sức khỏe, vượt quá chỉ số huyết áp cao, chế độ ăn uống và hút thuốc.
Báo cáo đã sử dụng công nghệ mới bao gồm dữ liệu vệ tinh cùng với khả năng giám sát ô nhiễm tốt hơn, để đánh giá tác động của ô nhiễm không khí trên toàn cầu.
Ô nhiễm không khí là một hỗn hợp phức tạp của các hạt và các khí khác nhau trong các vùng và kể cả trong các thành phố, chỉ số về hạt mịn (PM2.5) là thước đo được sử dụng để đánh giá về mức độ ô nhiễm.
Báo cáo cho biết khoảng 7 tỷ người, 95% dân số của trái đất, sống ở những nơi mà chỉ số hạt mịn (PM2.5) vượt quá chỉ số cho phép về chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới, và 60% sống ở những nơi có hạt mịn vượt quá tiêu chuẩn thấp nhất về chất lượng không khí của WHO.
Nghiêm trọng nhất là ở châu Á, với Ấn Độ và Trung Quốc chiếm hơn một nửa (51%) tổng số ca tử vong toàn cầu do ô nhiễm không khí ngoài trời. Báo cáo bao gồm các nghiên cứu để xác định các nguồn ô nhiễm không khí chính ở hai nước này.
Kết quả nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây ô nhiễm ở Trung Quốc chủ yếu đến từ việc đốt than trong các ngành công nghiệp sản xuất điện và sưởi ấm, tiếp theo là ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông, đốt sinh khối (đốt nhiên liệu rắn), công nghiệp phụ trợ và đốt rơm trong nông nghiệp.
Tại Ấn Độ, nguồn ô nhiễm không khí ngoài trời lớn nhất là từ đốt sinh khối ở khu dân cư, tiếp theo là đốt than.
Báo cáo đã đánh giá riêng các mức độ và tác động của ô nhiễm không khí trong hộ gia đình, và chỉ ra rằng hơn 1/3 dân số trái đất bị ô nhiễm không khí trong nhà, nơi mà chỉ số các hạt bụi mịn có thể vượt quá 20 lần chất lượng không khí.
Mặc dù tình hình có thể cho là nghiêm trọng, nhưng ô nhiễm không khí ngoài trời ở Trung Quốc đã bắt đầu thấy sự cải thiện trong những năm gần đây, khi chính phủ kiểm soát chặt chẽ việc đốt than. Nhưng ngược lại, Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ đã trải qua sự gia tăng mạnh nhất về mức độ ô nhiễm không khí kể từ năm 2010.
Tin khác
- Sớm đưa gluten vào chế độ ăn có thể ngăn ngừa bệnh celiac ở trẻ
- 110 Sử dụng thường xuyên thuốc điều trị trào ngược axit có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
- Nghiên cứu quy trình tổng hợp erlotinib hydrochlorid làm nguyên liệu bào chế thuốc chống ung thư phổi
- Liệu pháp mới nhắm mục tiêu ung thư vú đi căn lên não
- Việt Nam phát triển thành công 2 bộ Kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2
- Xây dựng quy trình chiết xuất alkaloid từ lá đu đủ Carica papaya L. làm nguyên liệu tạo chế phẩm hỗ trợ điều trị ung thư
- Nghiên cứu tín hiệu điện sinh học trong ung thư vú di căn
- Màng phim siêu mỏng gắn bên dưới thiết bị smartwatch cho phép theo dõi nồng độ các chất hóa học cơ thể
- Phát hiện triệu chứng mới của Covid-19
- Vaccine Covid-19: Việt Nam tìm nghiệm bài toán khó
- Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân COVID-19 được phục hồi có khả năng bảo vệ miễn dịch lâu dài
- Hợp tác về công nghệ có ý nghĩa then chốt trong thế giới phân cực
- Nghiên cứu tìm ra tác nhân thúc đẩy ung thư tăng lên theo tuổi tác
- Nghiên cứu mới xác định 21 loại thuốc hiện có thể điều trị COVID-19
- Virus tạo ra trong phòng thí nghiệm hỗ trợ nghiên cứu COVID-19
- Thành lập Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam
- Hormone liên quan đến béo phì là một yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng huyết
- Nước giải khát dinh dưỡng từ phụ phẩm đảng sâm
- 70 vaccine đang được phát triển để chống Covid-19
- Biến thể virus SARS-CoV2 lây lan mạnh nhất