Thiết bị giảm đến 80% lượng sợi sản sinh trong chu trình giặt
Theo một nghiên cứu mới của trường Đại học Plymouth, sử dụng các thiết bị thu gom sợi như một phần của chu trình giặt có thể giảm đáng kể số lượng vi hạt xâm nhập vào môi trường biển.
Cụ thể, các nhà khoa học đã so sánh hiệu quả của sáu thiết bị khác nhau, từ nguyên mẫu đến các sản phẩm thương mại. Thiết bị hiệu quả nhất đã giảm gần 80% lượng sợi xả vào nước thải, mang lại lợi ích cho môi trường.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy sự hao mòn thông thường khi mặc quần áo cũng là một nguồn vi nhựa lớn giải phóng từ việc giặt giũ, trong khi một báo cáo do Defra công bố vào tháng 5 năm 2020 nhấn mạnh, bộ lọc phù hợp với máy giặt có thể kém hiệu quả hơn so với thiết kế vải để giảm mất sợi. Do đó, các nhà nghiên cứu cần phối hợp với ngành công nghiệp và các nhà hoạch định chính sách để đảm bảo các cải tiến được thực hiện ngay từ giai đoạn thiết kế cho đến cách giặt quần áo.
TS. Imogen Napper, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Sợi từ quần áo là một trong những nguồn vi nhựa chính và các công ty đang phát minh ra nhiều cách để giảm lượng sợi. Chúng tôi muốn xem xét không chỉ hiệu quả thu gom sợi, mà còn ngăn chặn quần áo xả sợi ngay từ đầu. Kết quả cho thấy rất nhiều loại thiết bị có sẵn, trong đó một số loại làm giảm đáng kể khối lượng sợi được giải phóng".
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã giặt ba loại vải tổng hợp (100% polyester, 100% acrylic và hỗn hợp 60% polyester/40% cotton) để thể hiện tải trọng hỗn hợp điển hình. Các tác giả đã sử dụng lưới thu gom để sợi không xả vào nước thải, đo khối lượng các hạt được tạo ra mà không có bộ lọc và sau đó là với ba thiết bị trống và ba bộ lọc máy giặt bên ngoài. Kết quả cho thấy thiết bị hiệu quả nhất giảm được 78% số lượng vi nhựa, trong khi ít hiệu quả nhất được phân tích trong nghiên cứu này là 21%.
N.P.D (NASATI), theo https://phys.org/news/2020-07-devices-fibers-laundry.html, 16/7/2020
Tin khác
- 3 nội dung chính trong lần thứ ba sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
- Hoàn thiện quy trình phân lập, lưu trữ giống, công nghệ nuôi trồng tảo Spirulina platensis và sản xuất chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina platensis tại Nghệ An.
- Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An
- Khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Nam Đàn
- Nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại Nghệ An
- Bàn giải pháp đưa nông sản Nghệ An vào các hệ thống siêu thị
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An triển khai hiệu quả phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối
- Nghệ An đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ 7,5% - 8,5% trong năm 2021
- Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP
- Khép kín quy trình sản xuất sạch sản phẩm tương Nam Đàn
- Hội thảo Đánh giá hoạt động liên kết ứng dụng, chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025
- “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Oncoplastic điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 0, I, II tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
- Mỹ ra mắt giống lúa lai chất lượng cao tại Việt Nam
- UBND huyện Quỳnh Lưu: Công bố thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị bàn về: “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025”.
- Nghệ An đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
- Những dấu mốc lịch sử hình thành tỉnh Nghệ An trong Mộc bản triều Nguyễn
- Quy trình công nghệ bảo quản, chế biến hồng quả tại Nam Đàn
- Nghệ An có trang trại cam Vinh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu
- Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giải trí và truyền thông”