« Quay lại
Ứng dụng khoa học và công nghệ giúp nâng cao chất lượng 'vàng trắng'
Cập nhật ngày:
![]() |
Việc ứng dụng công nghệ xây dựng mô hình sản xuất muối sạch, thay đổi quy trình sản xuất đã đưa hạt muối Bạch Long trở thành "vàng trắng" với chất lượng cao. Thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nam Định cho biết, thời gian qua, Sở đã đã lựa chọn tập trung đầu tư vào những sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của địa phương như lúa gạo, sản phẩm cây vụ đông, sản phẩm diêm nghiệp và nông sản chế biến… Nhiều dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã góp phần tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị, giữ thương hiệu, chuyển dần từ "lượng" sang "chất".
Tiêu biểu phải kể đến sản phẩm muối của diêm dân xã Bạch Long (Giao Thủy). Hạt muối từ chỗ giá cả bấp bênh, không đủ nuôi sống diêm dân khiến người dân bỏ ruộng, chạy vạy đây đó làm thuê kiếm sống, sau khi được Bộ KH&CN hỗ trợ ứng dụng công nghệ xây dựng mô hình sản xuất muối sạch, thay đổi quy trình sản xuất, đưa hạt muối Bạch Long trở thành "vàng trắng" với chất lượng cao hơn tiêu chuẩn muối thô theo tiêu chuẩn TCVN 3973-84; chất lượng muối tinh cao hơn tiêu chuẩn ngành TCN 402-99 và vượt tiêu chuẩn muối tinh quốc tế do Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) quy định.
Sản phẩm muối của diêm dân xã Bạch Long
Sau khi áp dụng quy trình kỹ thuật mới, sản phẩm muối sạch đã đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đủ tiêu chuẩn sử dụng trong nước và xuất khẩu. Nông dân đã nắm được các quy trình vận hành máy móc, kiểm định tính chất lý, hóa của muối và tạp chất, các phương pháp loại bỏ tạp chất trong muối... và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm muối tinh trên dây chuyền sản xuất mới.
Từ những kỹ thuật viên nòng cốt này, kỹ thuật sản xuất muối sạch lại tiếp tục được phổ biến cho các diêm dân để mở rộng sản xuất muối nguyên liệu cho các nhà máy chế biến các loại muối khác như muối i-ốt, bột canh và các loại muối công thức khác. Vừa góp phần bảo vệ nghề sản xuất muối truyền thống của người dân ven biển, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và dần thay thế các sản phẩm nhập ngoại, nâng cao thu nhập cho bà con diêm dân là lợi ích kép mà dự án này mang lại.
Nhờ đó muối được tiêu thụ ổn định với giá tăng lên 1,5-2 lần so với trước đây. Bình quân giá trị thu nhập trên 1ha đất làm muối của diêm dân Bạch Long đã tăng 7-8 triệu đồng so với trước. Thu nhập của người làm muối ứng dụng công nghệ đã được cải thiện rõ rệt. Bạch Long nhanh chóng trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về sản lượng cũng như chất lượng muối.
Theo Vietq
Tin khác
- Hệ thống dây chuyền máy sản xuất sản phẩm của nhôm
- 2. Hướng dẫn cách tạo mã và in các loại mã số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa
- Ngành công nghiệp, dịch vụ bắt đầu vực dậy sau dịch Covid-19
- Tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm trong tình hình mới
- Nghệ An xây dựng 3 làng du lịch cộng đồng thành sản phẩm OCOP
- Nghệ An: Tăng cường năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm
- Làng mật mía Khánh Quang tất bật vào Tết
- Diễn Châu đón bằng công nhận làng nghề sản xuất muối Vạn Nam
- Thực trạng và giải pháp phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống huyện Con Cuông thành hàng hóa
- Mô hình khoanh trồng và bảo tồn Cây thuốc Nam tại địa bàn xã Bắc Sơn
- Kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm làng nghề
- Sử dụng tảo Spirulina platensis xử lý nước thải từ làng nghề bún bánh Quy Chính
- Nạn hàng nhái, hàng giả tại Nghệ An: Khó xử lý triệt để
- Nâng cao ý thức xây dựng thương hiệu
- Phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản theo chuỗi ở tỉnh Nghệ An hiện nay
- 4. Phát hiện nhiều bánh kẹo không rõ nguồn gốc ở Đô Lương
- Giá trị công nghiệp tỉnh Nghệ An dự kiến tăng 18,6% trong năm 2020
- Vai trò của các cơ sở du lịch trong phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống Nghệ An
- Thực trạng và giải pháp phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống Nghệ An thành hàng hóa
- Xây dựng thương hiệu miến Quy Chính xã Vân Diên huyện Nam Đàn - hướng đi bền vững cho sản phẩm truyền thống