Tạ Nang Sòng - Trò chơi dân gian của dân tộc Thái huyện Tương Dương, Nghệ An

Thứ ba - 09/07/2024 23:01 0
Từ lâu đồng bào Thái ở Việt Nam nói chung và riêng là người Thái khu vực miền Tây Nghệ An, từ lâu đã có ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc của dân tộc mình. Các giá trị bản sắc văn hóa thể hiện qua tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, trang phục, kiến trúc, ẩm thực, ngôn ngữ, văn học dân gian, dân ca, dân nhạc, dân vũ, trò chơi tín ngưỡng... Những trò chơi như ném còn, múa sạp, kéo co, khắc luống, đánh cồng chiêng... không thể thiếu khi tổ chức các lễ hội hoặc ngày vui, ngày tết, nhằm phát huy những tinh hoa văn hoá Thái gắn vào trong thời kỳ văn hoá hội nhập. Các trò chơi Tạ Nang Sòng (nàng tiên trăng), Tọ lẹ hay còn gọi (chỏi bàm bàm) và tạ Mẹ Hằm Hạc dịch nghĩa là trò chơi gỏi (thằn lằn bay), là những trò chơi tâm linh, tín ngưỡng, mang đậm bản sắc văn hóa tộc người Thái, mà trong đó thể hiện ứng xử của con người với thiên nhiên, con người với con người trong cộng đồng, đồng thời là di sản văn hóa tộc người cần được bảo tồn trong giai đoạn hiện nay.

Nhảy sạp của đồng bào Thái Tương Dương Ảnh nguồn: https://tuongduong.nghean.gov.vn/

Tạ Nang Sòng (Nàng tiên trăng) là một trong những trò chơi thường được tổ chức vào các đêm 14,15,16 hàng tháng ở tại các sân vận động thuộc khu vui chơi của thôn, bản. Tham gia trực tiếp vào trò chơi này chủ yếu là  phụ nữ, trẻ em và người già. Rồi toàn thể nam thanh, nữ tú cũng đến tham gia cổ vũ trò chơi, càng đông người trò chơi càng thể hiện về mặt tâm linh, đặc biệt là đến xem bói quẻ, nói chung trò chơi tạ Nang sòng được các bà mẹ, chị em phụ nữ tổ chức rất kỳ công, trước khi diễn ra trò chơi họ phải chuẩn bị dụng cụ trước một ngày, củ thể như vấy áo, rộ mây tre đan và chọn con người phụ nữ biết điều khiển trò chơi, phải chọn được người có tính nhân hậu, nên rất nhiều công đoạn.
1. Tìm nguyên liệu tạo hình Nàng Tiên
- Bao gồm, tre, nứa để đan làm thân hình Nàng Tiên và lấy rã sẩy gạo của người Thái (thùng phắt khầu) để cho Nàng Tiên Trăng ngồi, rồi tìm quả bầu hồ lô đem về cáu tạo làm cái đầu của Nàng, sau đó tìm mượn váy thêu (sìn xẹo), áo sơ my trắng (sừa háo), khăn piêu (khắn tải), dây thắt lưng (xái éo) vôi để vẽ trang điểm mặt và 6 chiếc ghế mây để cho người điều khiển ngồi.
2. Cấu tạo, xắp sếp các bộ phận hình giáng
- Trước hết người đàn ông vào rừng chặt tre, nứa đem về chẻ lạt rồi đan thành  chiếc giỏ làm thân , hoặc lấy gùi bế củi (pề phưn) của phụ nữ Thái để làm thân của Nàng rồi họ lấy cây nứa nhỏ để làm hai cánh tay, sau đó tìm lấy quả bầu hồ lô dùng làm đầu Nàng Tiên và lấy rã sẩy gạo (thùng phắt khầu) làm chỗ ngồi cho Nàng, sau khi xắp sếp tạo thành hình giáng song, lúc đó, các chị em phụ nữ Thái mặc cho nàng bộ trang phục truyền thống thật đẹp,như váy thêu (sìn xẹo), áo sơ mi trắng (sừa háo), khăn piêu trùm đầu (khắn tải pốc húa), thắt lưng (xái éo), tất cả đều do các bà, các mẹ và các chị, em gái tự dệt, thêu và may, sau đó trang điểm khuôn mặt của nàng thật sáng đẹp, rồi đặt nàng vào trong rã sẩy gạo (thùng phắt khầu) đan bằng mây tre.
3. Địa điểm tổ chức trò chơi
Trong trò chơi dân gian này họ tổ chức tại sân vận động thuộc khu vui chơi của thôn, bản vừa là nơi tủ tập của thanh niên vào những đêm trăng sáng và lại ở điểm sân chơi phải sạch sẽ thoáng mát, bởi họ vừa bắt nhịp theo ánh trăng.
4. Cách chơi
Trò chơi Tạ Nang sòng (Nàng Tiên Trăng) chỉ dành cho các bà phụ nữ, không mang tính đối kháng, hay so tài thắng thua, mà họ chỉ mang tính giáo dục, tâm linh  trước khi diễn ra trò chơi, người ta chọn ra 6 người phụ nữ có tuổi, hiền hậu duyên dáng, tham gia điều khiển trò chơi, trong đó có một người phụ nữ sẽ được chọn ra làm chủ xướng của trò chơi. Người Thái quan niệm rằng, những người tham gia điều khiển trò chơi, đặc biệt là người chủ xướng phải là người nhân hậu, biết cách mời gọi nàng tiên trăng, như vậy nàng tiên mới vui vẻ nhận lời và xuống trần gian, còn người phụ nữ nào khó tính, nóng nảy, hoặc có tật xấu thì không thể mời đươc, vì Nàng sẽ không xuống.
Các cụ cao tuổi trong bản kể rằng. Nang sòng (Nàng tiên trăng) có 3 chị em gái, người đầu tiên gỏi là Nang Hộng (Nàng cả) người thứ hai là Nang Cáng  (Nàng hai) người thứ ba gỏi là Nang Là (Nàng út) trong 3 chị em nàng tiên trăng cùng chia nhau xuống giáng trần, đêm đầu tiên họ mời Nang hộng xuống giáng trần(Nàng cả), đêm thứ hai mời Nang cáng xuống (Nàng hai), đêm cuối cùng họ mời Nang là xuống (Nàng út), người Thái thường gỏi là Nang bướn, Nang đáo (Nàng trăng, Nàng sao), cho nên trò chơi phải diễn ra liên tiếp trong 3 đêm trăng rằm.

https://langvanhoavietnam.vn/Files/image/2019/HD%20THANG%2010/tr%C3%B2%20ch%C6%A1i/IMG_4278.JPG
Trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Thái

 Nếu tổ chức mời nàng tiên trăng xuống chơi thì phải cho nàng vui chơi hết 3 đêm mới đọc lời tiễn Nàng Tiên trăng trở về trời. Nếu Nàng vui chơi đủ ba đêm thì cả ba chị em  nàng tiên trăng sẽ che chở và ban cho dân làng khoẻ mạnh, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Nếu không đủ ba đêm thì nàng tiên trăng sẽ giận, làm cho dân bản bị ốm, đặc biệt là thanh niên trong bản sẽ mắc Cuộng bướn đáo (bệnh tâm thần) khó chữa, phải nhờ thầy mo cúng giải bùa, và buộc chỉ cổ tay, thì mới thoát và bệnh mới khỏi. Trò chơi Tạ Nang sòng (Nàng tiên trăng) họ thường tổ chức vào buổi tối, khi nhìn thấy mặt trăng toả sáng khắp bản làng trò chơi mới bắt đầu diễn ra, càng về khuya, khi nhìn thấy ánh trăng thật sáng thì trò chơi càng nhộn nhịp, đến lúc nhìn thấy mặt trăng sế thì cuộc chơi mới hồi kết.
  Ngày thứ nhất khi diễn ra buổi chơi Tạ Nang sòng (Nàng tiên trăng) họ bắt nhịp khi nhìn thấy ánh trăng sáng toả khắp bản, làng, cũng là thời điểm họ tổ chức trò chơi tâm linh tạ nang sòng, đầu tiên người ta phải tảo được hình nàng tiên và đưa thân hình nàng ngồi trên rộ mây tre đan khi đó mới cử hai phụ nữ trẻ tuổi cùng với người chủ xướng, bưng ra đặt ở trửa sân vận động của bản, rồi đưa 6 chiếc ghế mây ra đặt ở xung quanh thân hình nàng tiên, sâu đó 6 người phụ nữ có tuổi, hiền lành đã chọn ra điều khiển cuộc chơi, bắt đầu ra ngồi trên 6 chiếc ghế mây xung quanh thân hình nàng tiên, lúc đó người làm chủ xướng lấy vôi vẽ lên quả bầu hồ lô trang điểm khuôn mặt của nàng triên trăng và sửa lại trang phục, vấy áo, khăn piêu thật gọn gàng, rồi cả 6 người phụ nữ chủm 12 bàn tây vào với nhau, giữ lấy thân hình nàng từ từ bưng lên ngang ghế, rồi để lại rổ mây ở dưới đất, thì lúc này chủ xướng mới nói vài lời xin phép thần linh, thổ địa, sau đó cùng nhau đọc lời xướng mời nàng tiên trăng.
(Đọc lời xướng)
Ơi… hỡi mẹ Nàng Tiên…./
-  Nàng Tiên trăng, Nàng Tiên sáng.
-  Hãy quay mặt vào áo sơ my mềm mịn.
-  Mẹ Nàng múa trên chòi rãy họ kia.
-  Mẹ Nàng lắc trên chòi nương họ rồi.
-  Nhiều gương mặt bản trai.
-  Nhiều bản gái xôn xao mong đợi.
-  Tối này tối sáng trong.
-  Đêm mai đêm sáng tỏ.
-  Trắng giống trứng gà bóc.
-  Trắng như gạo đã đâm.
-  Trắng bằng muối ngâm nước.
-  Trắng bằng sởi vải bóc từng mạnh chờ đêm trăng sáng.
-  Vầng trăng lên đỉnh, đàn em thơ ríu rít trông chờ.
-  Trời sáng trăng trai gái trần gian muốn nhợi.
-  Nơi rộng lớn trai gái trụ hội.
-  Mời Nàng xuống ngồi trên rổ mây tre đan.
-  Mời Nàng tiên xuống ngồi trên giàn mây đan chéo.
-  Những trái tim hồng mong đợi chờ trăng.
-  Nàng  xuống nhập vào thân hình giỏ, váy áo lủa tơ.
-  Thân hình tre nứa, khăn piêu, dây thắt, nhuộm chàm.
-  Háy trang điểm dáng xuống hỡi mẹ Nàng tiên../
Lời xướng tiếng Thái (Quam tá Nang sòng hóng pơ tây)
- Giấc, giấc mẹ Nang sòng…
- Nang sòng quắc, nang sòng quạnh
- qoắt qoạnh sừa pe la ỏn dòn
- Mẹ mưng phón thiếng hảy pượn chá
- Mẹ mưng phón thiếng na pượn àng
- Lếch bảo àng xụ ắn
- Xáo phắn hến xụ cẳm
- Cẳm ný cẳm háo xớ
- Nớ ný, nớ háo xiềng
- Háo xiềng pán sảy pọc
- Háo lọc pán khầu bưa
- Háo pán cứa chúp nắm
- Háo pán đằm, pán định xáo to
- Xáo to linh, to lai cẳm nớ khong xiềng bỏ xiềng
- Phá hụng xiềng xáo nói giạc nhai
- Phá hụng lái xáo mương piêng giạc lìn
- Mơi nang lông nặng thùng máy kết xán vảy
- Mơi nang lông nặng thùng máy phảy xán hắn
- Húa chớ nắc nựng hín nha tầu
- Húa chớ nắc nựng tạn nha tầu
- Tầu lông giơ hờ mẹ nang lông
- Tồn phắc cạt tỏ phướn nha lông
- Pơ chớ nắc mẹ bà nha lông
- Dòng lông giơ ời mẹ Nang quắc…/.
 Ngày thứ hai trò chơi vẫn tiếp tục, về hình thức cũng được bố trí như nhau kể cả đọc lời xướng mời nàng tiên, hoặc những người điều khiển trò chơi cũng chẳng thây đổi bởi họ đã có kinh nghiệm về luật chơi hơn nứa họ cũng biết được trong lúc nàng tiên giáng trần để nhập vào thân hình. 
Ngày thứ ba về nội dung trò chơi, đọc lời xướng mời Nàng tiên và bố trí con người tham gia cũng thực hiện như ngày thứ nhất và ngày thứ hai, cùng chung  một lời mời nhưng đêm cuối cùng thì họ tổ chức thật khuya phải thể hiện hết các trò chơi họ mới đọc lời mời Nàng tiên trăng về trời.
 Lời xướng (Mời Nàng tiên trăng về)
 - Nàng xuống cùng sương rồi hãy về cùng sương.
 - Nàng đến cùng mưa thì theo về với gió với mưa sầm sầm.
 - Nàng hãy về cùng hoa, cùng quả lon ton.
 - Đừng lấy hồn chúng cháu đi vào bủi rẩm.
 - Đừng gỏi hồn ai dắt theo tà áo trắng.
 - Đừng cho hồn ai vào bùa với mẹ Nàng Trăng.
Lời xướng tiếng Thái (Quam xổng nang mưa hươn) 
- Nang ma năm mọc léo, hờ mưa năm mọc
- Nang ma năm phốn, hờ mưa năm phốn năm lôm ù à.
- Mưa năm phà tơng mạc pu lai
- Nha âu phí vắn tú lán páy tốc pả xai
- Nha hiệc vắn pơ páy xắp chịm xừa
- Nha hóng vắn bàn xắp cuộng mẹ Nang bướn../.
 (đọc ba lần)
Lúc này linh hồn của nàng tiên sẽ về theo mây, theo gió với lại thân hình mây tre đan cũng nhẻ, đứng yên trò chơi mới kết thúc.
5. Mùa chơi
Trò chơi Tạ Nang sòng gỏi là chơi cùng (Nàng Tiên Trăng) họ thường tổ chức vào tháng 1, tháng 2 và tháng 3 trong ba tháng liên tiếp và mối tháng họ bắt đầu tổ chức chơi vào ngày 14, 15 và 16 hàng tháng trong ba đêm có ánh trăng sáng nhất, bởi trong trò chơi này hoàn toàn phủ thuộc vào ánh trăng, khi nàng tiên trăng bay xuống và nhập vào, thì “thân xác”  của Nàng tiên rất nặng như nâng người bình thường, hơn nứa  Nàng đã giáng trần thì nhìn ánh trăng sáng hẳn với lại nhập vào thân hình rồi thì Nàng múa, nhảy trên tay của những người cầm chịch, lúc nàng giáng xuống, 6 người điều khiển trò chơi và người chủ xướng sẽ hỏi hết thân phận của nàng rồi hỏi nàng ở từ đấu đến, nếu nàng là Nàng tiên trăng thì sẽ chỉ lên mặt trăng, lúc họ biết thân phận của nàng rồi, khi đó nàng tiên mới múa và trả lời các câu hỏi, ai tốt ai xấu nàng đều biết hết.
6. Giá tri của trò chơi
 Mục đích của trò chơi là để  giáo dục con người cho nên nếu ai có tật xấu thì ít khi tham gia trò chơi này, nhưng lại rất nhiều người muốn được tham gia bởi vì họ được xem quẻ với nàng tiên trăng, nếu ai tỏ thái độ xấu thì nàng cũng chỉ ra, ai có hành vi tốt thì nàng cũng biết, rồi nàng có thể bói quẻ tình yêu: có nhiều đôi trai gái yêu nhau vào dịp trò chơi này họ mới có cơ hội đi bói quẻ với Nàng Tiên trăng xem họ có đến được với nhau hay không hoặc là cuộc sống tương lai của họ ra sao, trong lúc nàng tiên xem quẻ thì lần lượt tự vào hỏi nàng hoặc đọc họ tên nhờ người chủ xướng hỏi hộ, khi hỏi cũng hỏi như người bình thường, chẳng hạn như anh a năm nay được 18 tuổi đã học song cấp 3 và vừa thi vào đại học, tương lai có đậu không? Lúc đó nàng sẽ trả lời, tuy Nàng Tiên trăng không thể thoát lên bằng lời nói, nhưng Nàng Tiên có thể dùng tay của mình gõ hoặc vẽ xuống mặt đất theo bất cứ câu hỏi nào của từng người.
Những ai có quan hệ không lành mạnh đều không dám tham gia trò chơi này, vì Nàng Tiên Trăng nhìn thấu hết và sẽ báo cho cả bản biết, do vậy người Thái trước đây thường bảo nhau sống một cuộc sống lành mạnh và thuỷ chung, không trộm cắp hoặc mắc tệ nạn xã hội, để Nàng tiên trăng khỏi giận, đồng thời che chở và ban cho dân bản khoẻ mạnh, mọi nhà đều ăn nên làm ra, vì thế những giá trị trò chơi này nó gắn vào trong cuộc sống tâm linh của người Thái.
7. Ý nghĩa của trò chơi
Trước kia, trò chơi này được tổ chức đều đặn hàng tháng tại các xã như Thạch Giám, Lượng Minh, Yên Na, Yên Hoà, Yên Thắng, Nga My, Xiêng My, một thời gian dài không còn được tổ chức bời vì theo trào lưu xã hội phát triển thì họ cho rằng những việc tâm linh đó không tín ngưỡng nứa, với lại như lớp trẻ bây giờ các trò chơi dân gian của dân tộc mình trước đây không phù hợp, họ chỉ đua đòi theo trò chơi hiện đại hơn, chẳng hạn như trò chơi gêm hoặc hát Karaoke ...v..v.thế nên các tệ nan xã hội sẩy ra rất nhiều, bản sắc dân tộc cũng có thể biến mất dần theo năm tháng.
Ngày nay, nhiều bản đã tổ chức lại nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa Thái nơi đây, đồng thời từ ý nghĩa tâm linh, trò chơi này còn mang ý nghĩa giáo dục đối với phụ nữ Thái, đó là giáo dục tấm lòng nhân hậu và lời nói dịu dàng, không có tính đua đòi, luân đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, chăm làm, sản xuất, và cũng  mong muốn cuộc sống của làng, bản luôn ấm no, bình an và hạnh phúc../                                                                                          

                                                                                     
                 


 
 

Lô May Hằng

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây